Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Pháo thủ VN tạo lưới lửa phòng không

30/11/2012- Cuộc diễn tập chiến thuật, bắn đạn thật của lực lượng Phòng không Lục quân (PKLQ) và Phòng không nhân dân (PKND) phía Bắc năm 2012 diễn ra trong những ngày cả nước hướng về kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” (12-1972/12-2012).

Các pháo thủ khẩu đội 12,7mm thuộc Đại đội 16, Trung đoàn 141, Sư đoàn 312 (Quân đoàn 1) chuẩn bị thực hành bắn đạn thật
Các pháo thủ khẩu đội 12,7mm thuộc Đại đội 16, Trung đoàn 141, Sư đoàn 312 (Quân đoàn 1) chuẩn bị thực hành bắn đạn thật.
Các khẩu đội 12,7mm thuộc bộ đội chủ lực thực hành tiêu diệt mục tiêu máy bay bay thấp trong điều kiện ban ngày
Các khẩu đội 12,7mm thuộc bộ đội chủ lực thực hành tiêu diệt mục tiêu máy bay bay thấp trong điều kiện ban ngày.


Đây là một cuộc sát hạch tổng hợp đối với các phân đội và từng pháo thủ pháo của các đơn vị. Mặc dù các pháo thủ thực hiện bài bắn ở điều kiện ban ngày và ban đêm rất khó, nhưng mỗi loạt đạn bay ra khỏi nòng pháo là một mục tiêu bị tiêu diệt.

Tham gia cuộc diễn tập, bắn đạn thật còn có các khẩu đội dân quân tự vệ của các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc
Tham gia cuộc diễn tập, bắn đạn thật còn có các khẩu đội dân quân tự vệ của các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.
Các xạ thủ khẩu đội 12,7mm của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà (Yên Bái) thực hành tiêu diệt mục tiêu ban ngày
Các xạ thủ khẩu đội 12,7mm của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà (Yên Bái) thực hành tiêu diệt mục tiêu ban ngày.


Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các số, các khẩu đội; việc vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo giữa lý thuyết và thực hành, thuần thục thao tác bắn ở các bài bắn của các pháo thủ đến từ các quân khu, quân đoàn, quân chủng…đã giúp 100% các khẩu đội tiêu diệt được mục tiêu.

Quan sát phát hiện mục tiêu trên không
Quan sát phát hiện mục tiêu trên không.
Khẩu đội tên lửa A-72 thuộc Lữ đoàn 241 (Quân đoàn 1) thực hành bắn đuổi mục tiêu máy bay
Khẩu đội tên lửa A-72 thuộc Lữ đoàn 241 (Quân đoàn 1) thực hành bắn đuổi mục tiêu máy bay.


Điều đó, khẳng định bản lĩnh, trình độ, khả năng xử lý các tình huống trong chiến đấu và làm chủ các loại vũ khí trang bị kỹ thuật của những người lính phòng không.

Các khẩu đội tên lửa tầm tầm thấp A-72 thuộc Quân khu 1 phối hợp tiêu diệt mục tiêu máy bay bay thấp
Các khẩu đội tên lửa tầm tầm thấp A-72 thuộc Quân khu 1 phối hợp tiêu diệt mục tiêu máy bay bay thấp.
"Nụ cười chiến thắng" .


Những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của cán bộ, chiến sĩ các đơn vị pháo phòng không quân chủ lực và lực lượng dân quân tự vệ hôm nay như một sự biểu thị về niềm tin, quyết tâm tiếp nối truyền thống hào hùng của lực lượng phòng không anh hùng trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12-1972.

Theo Quân đội nhân dân

Chuyên gia Nga: Nhật có thể bán "Thần biển" cho Việt Nam

01/12/2012- Nhật Bản đang xa rời diện mạo một quốc gia "hòa bình". Trong nước nghe thấy ngày càng nhiều cuộc nói chuyện về sự cần thiết phải sửa đổi bản chất hoà bình của Hiến pháp. Tokyo bắt đầu đề xuất cung cấp viện trợ quân sự cho các quốc gia khác. Tàu chiến Nhật Bản ngày càng thường xuyên tham gia các cuộc tập trận chung với lực lượng hải quân của các nước châu Á và Thái Bình Dương. Mùa hè năm nay, Nhật Bản đã ký bản ghi nhớ về sự hợp tác quốc phòng với Philippines. Các văn kiện tương tự đã được ký kết với 8 quốc gia khác, kể cả Singapore và Việt Nam. Mới đây Tokyo đã thông qua quyết định cấp 2 triệu dollar để các chuyên gia Nhật Bản đào tạo binh sĩ ở Campuchia và Đông Timor.


Thủy phi cơ US-2 được mệnh danh là "Thần biển" của Nhật Bản


Chiến đấu cơ Nhật

Cột mốc quan trọng tiếp theo có thể là việc cung cấp vũ khí cho khu vực. Tờ báo “New York Times” viết rằng, ở đây nói trước hết về máy bay lội nước và tàu ngầm diesel là loại kỹ thuật quân sự lý tưởng để tiến hành chiến sự ở vùng nước nông của thềm lục địa. Liệu Nhật Bản sẵn sàng trở thành cầu thủ độc lập trên thị trường vũ khí hay không? Sau đây là ý kiến của chuyên viên Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích Chiến lược: “Nhật Bản có khả năng trở thành cầu thủ độc lập vì nước này sở hữu hàng tồn kho vũ khí các thế hệ trước với chất lượng rất cao.

Một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương thể hiện sự quan tâm đến điều đó. Nhật Bản sản xuất các loại kỹ thuật quân sự trong hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và chịu ảnh hưởng lớn của Mỹ trong tất cả các vấn đề quân sự. Nếu Nhật Bản bắt đầu xuất khẩu các loại sản phẩm này thì rõ ràng là, các mặt hàng đó sẽ không đi đến những quốc gia có quan hệ phức tạp với Hoa Kỳ, cũng như các nước mà người Nhật Bản có thể cạnh tranh thành công với Mỹ. Do đó, danh sách các đối tác nhập khẩu tiềm năng là khá ngắn. Chắc là, Nhật Bản không thể trở thành nhà cung cấp vũ khí phạm vi thế giới.

Cùng với thời gian, Nhật Bản, cũng như Anh và Israel, có thể cung cấp một số cụm, tổng thành, phụ tùng điện tử cho các hệ thống vũ khí. Có lẽ, Tokyo sẽ bắt đầu với việc xuất khẩu cái gọi là “thuyền bay” (một số báo gọi là "thần biển") cho cảnh sát biển Philppines, Indonesia và Việt Nam”.

Ở đây nói về máy bay lội nước US-2, mà phía Nhật Bản gọi là loại thủy phi cơ tìm kiếm và cứu nạn. Cơ sở sản xuất – tập đoàn ShinMaywa Industries đang tiến hành cuộc đàm phán với đại diện của lực lượng vũ trang Indonesia. Trước đó, vào năm 2011, công ty này được phép tham gia cuộc đấu thầu của Không lực Hải quân Ấn Độ về mua sáu máy bay lội nước.


"Thần biển" US-2 của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản

Trong biên chế của lực lượng phòng vệ Nhật Bản thì thủy phi cơ US-2 ngoài công tác tìm kiếm còn đảm trách nhiệm vụ vận tải trên biển, đồng thời còn là một máy bay phát hiện tầm xa hiệu quả.

US-2 có khả năng hạ cánh ở khu vực biển có sóng cao 3m, và loại máy bay này ngoài khả năng áp dụng trong công tác tìm kiếm cứu nạn còn có thể được cải tiến thành thứ vũ khí đáng sợ đến từ trên không.

Đây là loại thủy phi cơ do Nhật Bản tự nghiên cứu và chế tạo. Sau khi nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản cũng bày tỏ sự sẵn lòng cung cấp vũ khí ra nước ngoài, đặc biệt là các nước Châu Á - Thái Bình Dương. Bởi Nhật cũng đồng quan điểm với Mỹ khi nhận định rằng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nếu sở hữu một sức mạnh “đảm bảo” thì sẽ duy trì được sự ổn định lâu dài tại khu vực này.

Theo ý kiến của các chuyên gia, nguyên nhân của những thay đổi trong chiến lược an ninh quốc gia Nhật Bản là cuộc xung đột đang leo thang với Trung Quốc về quyền sở hữu các đảo ở biển Hoa Đông. Tuy nhiên, nếu trước đây Nhật Bản chỉ dựa vào liên minh quân sự với Mỹ, thì hiện nay có những dấu hiệu cho thấy rằng, Tokyo chủ trương hành động tự chủ hơn. Cố vấn đặc biệt về an ninh Kitagami Keiro giải thích thêm rằng, trong thời gian chiến tranh lạnh Nhật Bản chỉ phải làm theo chỉ thị của Hoa Kỳ. Còn hiện nay Nhật Bản phải đứng trên đôi chân của chính mình. Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á Yoshihide Soeya nói cụ thể hơn: "Chúng tôi muốn thành lập liên minh riêng ở châu Á để ngăn cản Trung Quốc lấn át chúng ta”. Chuyên viên Nga Vasily Kashin nhật xét như sau: “Trong giới chính trị Nhật Bản thỉnh thoảng tiến hành các cuộc tranh luận về nội dung: trong các vấn đề an ninh khu vực cần phải dựa vào sức lực của mình. Nhưng, theo tôi, vấn đề này không thể được giải quyết nhanh chóng. Đây sẽ là một cuộc cách mạng trong mối quan hệ ở châu Á. Bởi vì hiện nay, toàn bộ chính sách châu Á dựa trên thực tế rằng, Nhật Bản nằm dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ, và bản thân Tokyo không tạo nguy cơ đe dọa ai đó. Nhưng, nếu Nhật Bản ra khỏi “cái ô Mỹ” thì điều đó sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khác. Thật vậy, Nhật Bản đã có một số nỗ lực để trở nên độc lập hơn, nhưng, nước này vẫn còn rất xa từ nền độc lập thực sự”.

Tất nhiên, điều vô lý nếu dự đoán rằng, trong tương lai gần Nhật Bản sẽ biến lực lượng phòng vệ dân sự thành công cụ tấn công. Mặt khác, trong khi Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh quân sự và có tham vọng đóng vai trò chủ đạo ở vùng Biển Đông thì Nhật Bản cũng có thể thoát khỏi hình ảnh một đất nước "hòa bình".

Theo VnMedia/ Tiếng nói nước Nga

Trung Quốc 'kiểm soát tàu nước ngoài trên biển Ðông sẽ dẫn đến xung đột'

Tổng thư ký ASEAN cảnh cáo

01/12/2012- Một trò mới của Bắc Kinh được thi hành qua một quyết định của tỉnh Hải Nam cho phép lục soát và xua đuổi tàu các nước khác mà họ gọi là “xâm nhập bất hợp pháp” vào “vùng biển chủ quyền” của họ trên biển Ðông đang tranh chấp có thể dẫn đến xung đột võ trang và ảnh hưởng đến kinh tế của khu vực.

Ông Surin Pitsuwan, tổng thư ký sắp mãn nhiệm của tổ chức ASEAN, cảnh cáo như thế hôm Thứ Sáu 30 tháng 11, 2012. Ông nói quyết định của Bắc Kinh là “bước ngoặc rất nghiêm trọng”.


Bốn tàu Trung Quốc (TQ) tuần tra hàng chục đảo, bãi đá ngầm trên
biển Đông, diễn tập tạo hình gần đảo thuộc Việt Nam hồi tháng 7-2012.

Tờ Trung Quốc Nhật Báo, bản Anh ngữ, hôm Thứ Tư 28 tháng 11, 2012 đưa tin cảnh sát biên phòng tỉnh Hải Nam được lệnh lên tàu và khám xét các tàu bị coi là “xâm nhập bất hợp pháp” vào vùng biển thuộc thẩm quyền tỉnh này.

Quyết định, có hiệu từ đầu tháng 1 năm 2013, đã được nhà cầm quyền tỉnh Hải Nam thông qua hôm Thứ Ba 27 tháng 11 năm 2012 cho quyền cảnh sát biên phòng leo lên tàu nước ngoài “xâm phạm bất hợp pháp vùng biển chủ quyền” hoặc ra lệnh cho những tàu đó “hoặc đổi hướng hoặc ngừng chạy”.

Theo sự nhận định của ông Pitsuwan, hành động của Bắc Kinh “chắc chắn gia tăng mức độ quan ngại và mức bất an lớn lao cho tất cả các bên, đặc biệt là những nước cần tiếp cận, đi qua và tự do hải hành” trên biển Ðông. Ông Pitsuwan nói như thế với hãng thông tấn Reuters qua điện thoại từ Thái Lan.

Những lời cảnh cáo khá mạnh khác với sự nhẹ nhàng thường thấy của ông suốt 5 năm qua trên ghế tổng thư ký ASEAN. Theo ông, quyết định đó sẽ tạo ra những biến cố nghiêm trọng ảnh hưởng đến niềm tin vào khu vực Ðông Á, một vùng quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

Ít ngày qua, cả Việt Nam, Ấn Ðộ và Philippines đã phản ứng đối với cái bản đồ “Lưỡi Bò” và các vùng tranh chấp in trong quyển hộ chiếu của Trung Quốc. Trước sự chống đối của các nước, Bắc Kinh lại còn gia tăng khiêu khích khi cho tỉnh Hải Nam ra quyết định lục soát và xua đuổi tàu nước ngoài trên biển Ðông.

Một số chuyên viên phân tích chính trị quốc tế từng cho rằng khu vực biển Ðông sẽ là điểm nóng của thế giới vì sự tranh chấp chủ quyền biển đảo của nhiều nước trước tham vọng bá quyền của Bắc Kinh muốn nuốt cả.

Trong khi in hộ chiếu có “Lưỡi Bò” và ra nghị định ngang ngược như vậy, Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh lại thanh minh trong cuộc họp báo hôm Thứ Sáu là “Tất cả các quốc gia đều có quyền tự do đi trên biển Ðông theo như luật biển quốc tế... Tại thời điểm này thì không có vấn đề gì...”

Hồng Lỗi vẫn thòng thêm cái đuôi thường lệ là Bắc Kinh sẵn sàng đàm phán với các nước để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, khi bị hỏi về cái quyết định lục soát tàu và xua đuổi tàu nước ngoài, Hồng Lỗi vẫn chỉ nói mơ hồ là sự quản lý các vùng biển theo luật lệ là thi hành “chủ quyền hợp pháp của quốc gia”.

Lời tuyên truyền và hành động của Bắc Kinh thường không đi đôi với nhau.

Tại Hoa Thịnh Ðốn (*), một phát ngôn viên quân sự cho rằng những gì thấy nói trên báo chí chỉ liên quan đến cảnh sát biển của tỉnh Hải Nam chứ không phải lực lượng quân sự nên cái chủ trương này vẫn chưa được họ xác định rõ.

Ðồng thời, bà Victoria Nuland, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ nói trong cuộc họp báo ở Hoa Thịnh Ðốn hôm Thứ Năm là chính phủ Hoa Kỳ sẽ đòi Bắc Kinh giải thích. Theo bà, hành động của Bắc Kinh làm “gia tăng căng thẳng”.

Vẫn không thấy Hà Nội đưa ra phản ứng gì về quyết định ngang ngược của tỉnh Hải Nam lục soát xua đuổi tàu nước ngoài trên biển Ðông, nhưng tổng thống Philippines cho hay ông đã chỉ thị cho Bộ Ngoại Giao kiểm chứng với Bắc Kinh về cái trò nói trên. Nếu được xác nhận, Philippines sẽ gửi công hàm phản đối chính thức.

Theo Tổng Thống Philippines Benigno Aquino, quyết định đó của Bắc Kinh sẽ khó thi hành vì nó đi ngược lại Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS).

“Chúng tôi sẽ tiến hành nhanh việc đem vấn đề ra trước tòa án quốc tế để giải quyết vấn đề cho xong hay ít nhất khởi đầu một tiến trình giải quyết vấn đề một cách hợp pháp và cụ thể”. Ông Aquino nói. (T.N.)

Theo Người Việt

(*): Washington

ASEAN trong mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc

TTXVN (Angiê 25/11/2012)- Khi bàn về mối quan hệ giữa một bên là các nước ASEAN và Trung Quốc và bên kia là các nước này với Mỹ, tạp chí “Địa chính trị” nhận xét các cuộc cãi vã giữa con người với con người – dù họ thuộc nền văn minh nào, nền văn hóa nào, dù về phương diện chiến lược hay chỉ đơn thuần có tính chất kinh tế và thương mại – nhằm mục đích tìm kiếm ảnh hưởng thường để phục vụ cho nguyện vọng bá quyền của mình, đôi khi được thể hiện bằng các vụ đụng độ rất bình thường nhưng trái ngược hẳn với quy mô của các kế hoạch có liên quan.


Tại Phnôm Pênh vừa kết thúc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 với những dấu hiệu kín đáo và được kiềm chế, nhưng không kém phần xác thực về tình trạng đối địch giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn. Cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng rõ ràng hơn trong các vấn đề nhân quyền, quyền tự do hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Ngay sau đó, ngày 20/11/2012, Bộ trưởng Thông tin Campuchia, Khieu Kanharith, tung lên mạng Facebook một lời bình luận lạ lùng, trong đó có đoạn viết: “Phái đoàn Trung Quốc và Mỹ khi rời Phnôm Pênh lại xảy ra bất đồng khi máy bay của họ cất cánh khỏi sân bay Phnôm Pênh vì người Mỹ cho máy bay của mình chặn đường máy bay của Trung Quốc. Sự việc này khiến Campuchia phải đau đầu”.

Vụ việc có thể chỉ là đáng buồn cười nếu không thể hiện đây là một cuộc ganh đua ngày càng quyết liệt giữa Oasinhtơn và Bắc Kinh khiến các nước ASEAN lâm vào thế kẹt, đồng thời nếu không cho thấy sự yếu kém của nhà chức trách tại sân bay Phnôm Pênh không có khả năng buộc các phi công phải tôn trọng kỷ luật và trật tự xuất phát. Theo chỉ huy lực lượng biên phòng tại Phnôm Pênh, máy bay nào sẵn sàng trước sẽ được xuất phát trước. Chiếc chuyên cơ Air Force One của Tổng thống Mỹ, Barack Obama, vì kết thúc thủ tục trước chiếc chuyên cơ của Thủ tướng Trung Quốc, Ôn Gia Bảo, nên đã sẵn sàng cất cánh, trong khi máy bay của hang Southern có thể tưởng mình có quyền bỏ qua luật lệ ở đất nước tràn ngập các món quà được Trung Quốc tặng, di chuyển để vượt lên đầu. Nhưng tổ lái chiếc B747 của Mỹ dường như không muốn thế. Từ đó xảy ra vụ việc gây ra không ít lời bình luận giễu cợt ở Phnôm Pênh và khó có thể tưởng tượng ra một biểu tượng kình địch nào hay hơn xảy ra trong vùng.

Campuchia nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc, nhưng cũng là mục tiêu của Chính quyền Obama. Từ Thái Lan và Mianma đến Campuchia để tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Tổng thống Obama hoan nghênh các nhà lãnh đạo Mianma đã từ bỏ chế độ độc tài và nồng nhiệt ôm hôn bà Aung San Suu Kyi trước đông đảo các nhà báo tỏ thái độ thích thú. Cần phải nói rằng đất nước này vừa xa lánh Bắc Kinh sau hơn 20 năm duy trì mối quan hệ ưu đãi do Mỹ và châu Âu áp dụng chính sách loại trừ đối với chế độ Rănggun vì vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Tại Phnôm Pênh, bầu không khí lại trái ngược, căng thẳng lên đến cao độ. Thủ tướng nước chủ nhà, Hun Sen, dưới ảnh hưởng chính trị nặng nề của Trung Quốc, nước vừa tặng Campuchia một món quà 50 triệu USD và đảm nhận toàn bộ chi phí lễ tang cựu vương Sihanouk qua đời ngày 14/11 tại Bắc Kinh, nằm trong tầm ngắm của Nghị viện châu Âu, Quốc hội Mỹ, Thượng viện Ôxtrâylia và nhiều tổ chức phi chính phủ, vì liên tiếp vi phạm nhân quyền. Đồng thời, Đảng nhân dân Campuchia (CPP), vừa là người nối nghiệp Khơme Đỏ vì tách khỏi đây, vừa là người nối nghiệp Việt Nam là nước đưa họ lên nắm quyền ở Phnôm Pênh hồi tháng 1/1979 và vẫn cầm quyền liên tục cho đến nay – trừ một thời kỳ ngắn từ năm 1992 đến năm 1997, trở thành mục tiêu của Chính quyền Obama.

Từ nay, Oasinhtơn muốn mối quan hệ của mình với Phnôm Pênh phụ thuộc vào việc tái lập một số nguyên tắc dân chủ, như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do bầu cử và tính độc lập của ngành tư pháp, vốn là những vấn đề đang bị Phnôm Pênh chà đạp. Trong khi đó, đảng CPP từ năm 1992 tiến hành hơn 300 vụ ám sát chính trị bị tổ chức phi chính phủ Human Right Watch (To chức Theo dõi nhân quyền) tố cáo trong một bản cáo cáo. Một trong số các nhà lãnh đạo tổ chức này gây áp lực với Nhà Trắng để Tổng thống Obama không đến Phnôm Pênh.

Điều đó giải thích tại sao Mỹ có kế hoạch phản công ở Đông Nam Á. Thái độ cứng rắn rõ ràng của Mỹ được thể hiện tại Campuchia, nước từ thời Chính quyền Bush được coi là một đồng minh chống khủng bố, trong khuôn khổ phản ứng rộng rãi của Oasinhtơn tại các khu sân sau của Trung Quốc là các nước Đông Nam Á. Từ cuối năm 2011, Nhà Trắng quả thực đã bắt đầu chống lại các chính sách của Trung Quốc trong vùng. Trong khi đó, trong suốt năm 2011, các chính sách này được hỗ trợ bởi sự đồng lõa hoàn toàn của Phnôm Pênh, nước là chủ tịch luân phiên của ASEAN, nhằm mở rộng nhãn quan của Bắc Kinh trong việc giải quyết bất đồng ở Biển Nam Trung Hoa.

Trong khi Manilla, Hà Nội và Oasinhtơn chủ trương tiến hành thương lượng nhân danh ASEAN, Bắc Kinh, với chiến lược được Chính quyền Hun Sen bảo vệ một cách có hệ thống trong thời kỳ làm chủ tịch íổ chức này, xoay quanh ỉuận điệu lên án chính sách can thiệp có hệ thong của Mỹ và coi nước này là kẻ thâm nhập, đồng thời chủ trương thương lượng từng điểm một. Nhưng tính chất phi đối xứng giữa người mạnh và kẻ yếu là quá rõ ràng do chênh lệnh về sức mạnh và khả năng gây sức ép kinh tế, thương mại và quân sự mà Trung Quốc có khả năng tiến hành đối với mồi nước bị tách riêng ra.

Trong thời gian ngắn ngủi lưu lại Phnôm Pênh, Tổng thống Obama thận trọng giữ khoảng cách với Thủ tướng Hun Sen và không cười khi chụp ảnh chung với ông này, trái ngược hẳn với những cử chỉ ôm hôn nồng nhiệt mà ông thể hiện đối với bà Aung San Suu Kyi trước đó mấy ngày và hình ảnh đó được lan truyền trên toàn thế giới. Bầu không khí lạnh nhạt còn thể hiện rõ ràng hơn trong cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Hun Sen, tuy phải được giữ bí mật, song được ông Ben Rhodes, Phó cố vấn Nhà Trắng về truyền thông, tiết lộ một cách có chủ ý cho báo chí. Rõ ràng là trong con mắt của Chính phủ Mỹ, Campuchia trở thành kẻ gây vướng víu cho ASEAN và đi ngược lại hẳn với tiến trình của Mianma. Campuchia đi theo chính sách cứng rắn về chính trị khép kín vì được Bắc Kinh đối xử hậu hĩ, còn Mianma xa lánh người bảo trợ Trung Quốc cũ và bắt đầu mở cửa chính trị – điều này vẫn còn cần phải được khẳng định- được Tổng thống Obama đến tận nơi khích lệ.

Thái độ khó chịu rõ ràng của Chính phủ Mỹ đối với Phnôm Pênh có thể càng tăng thêm khi một lần nữa và là lần thứ hai trong vòng 5 tháng, Chính phủ Campuchia định tác động vào các cuộc thảo luận theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, khi ông khẳng định rằng ASEAN đã đạt được đồng thuận về “phi quốc tế hóa” vấn đề Biển Nam Trung Hoa. Nhưng Manilla đã phủ nhận tin này. Tuy nhiên, việc xác định bất đồng lại không rõ ràng. Trung Quốc muốn tham gia các cuộc thảo luận của ASEAN để hoạch định một lập trường chung, thận trọng giữ Mỹ ở khoảng cách, trong khi một số nước như Philíppin, Việt Nam muốn tổ chức khu vực này quyết định mà không có Trung Quốc tham dự.

Philíppin, nước phản kháng Trung Quốc về chủ quyền đối với bãi đá ngầm Scarborough – Hoàng Nham theo tiếng Trung Quốc – nằm cách đảo Hải Nam 500 hải lý về phía Đông và cách đảo Luzon 130 hải lý về phía Tây, từ chối thương lượng trực tiếp với Trung Quốc và muốn đưa các nước ASEAN tham gia. Nhưng Việt Nam, tuy cũng rất tức giận trước Trung Quốc, song lại im lặng một cách khó hiểu – Việt Nam bày tỏ bất đồng một cách kín đáo khi nói chuyện riêng, trong khi Ngoại trưởng Philíppin Rosario định kéo Việt Nam vào cuộc tranh cãi chung nhưng không thành công.

Tại Phnôm Pênh, bà Phó Oánh, Thú trưởng Ngoại giao, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Luân Đôn, trình bày lý lẽ của Trung Quốc, biện hộ cho sự hòa dịu theo phương cách quen thuộc của Trung Quốc, lẩn tránh các cuộc tranh luận công khai về các điểm khó gây tranh cãi. Sau khi tái khẳng định bãi đá ngầm Huangyan là lãnh thổ Trung Quốc, bà nói Bắc Kinh không muốn đưa cuộc tranh cãi này ra trước một tổ chức quốc tế và nói thêm – chính là để phê phán trực tiếp Oasinhtơn – rằng “gây căng thẳng trong vùng không phải là ý hay”. Nhưng trong tháng 4/2012, cũng chính bà Phó Oánh khẳng định lập trường của Trung Quốc một cách ít ngoại giao hơn vì cũng nói theo lời đe dọa của “Global Times”, một tờ báo theo khuynh hướng rất dân túy, hồi tháng 9/2011 khuyến cáo Bắc Kinh nên “trừng phạt Hà nội và Manila”. Khi đó, bà nói rằng Trung Quốc đã “sẵn sàng cho mọi khả năng”.

Còn Mỹ, từ ngày 17 đến ngày 30/4/2012, đã tiến hành tập trận chung ớ đảo Palawan với Philíppin với chủ đề “chiếm lại một hòn đảo bị lực lượng thù địch chiếm giữ”. Lần này, Mỹ tránh xa các cuộc tranh cãi về vấn đề chủ quyền vì biết các cuộc tranh cãi về lãnh thổ chứa đựng nguy cơ can dự quân sự cao đến mức nào. Nhưng cuộc tranh đua giữa Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á không chỉ dừng lại ở vấn đề Biển Nam Trung Hoa. Oasinhtơn hiểu được mối nguy hiểm chỉ bày tỏ thái độ bằng đe dọa quân sự nên, từ mùa Xuân vừa rồi, đưa ra một chiến lược thương mại đồ sộ.

Đáp lại khu vực trao đổi mậu dịch tự do rộng lớn Trung Quốc-ASEAN, trong đó một phần đã có hiệu lực từ tháng 1/2010 với sáu nước đi trước (Xinhgapo, Brunây, Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia và Philíppin) trong khi chờ bốn nước khác (Việt Nam, Lào, Campuchia và Mianma) vào tháng 1/2015, Chính phủ Mỹ đưa ra dự án Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương bao gồm nhiều hiệp định trao đổi mậu dịch tự do giữa các nước nằm cạnh Trung Quốc và một mạng lưới các đối tác bao gồm Mỹ và nhiều nước vùng Thái Bình Dương và hai miền châu Mỹ.

Thái Lan thể hiện mối quan tâm đến dự án này trong chuyến thăm của Tổng thống Obama, trong khi các quan chức Việt Nam, Malaixia, Xinhgapo thảo luận vấn đề này với phía Mỹ tại Phnôm Pênh. Mêhicô, Canađa, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đồng ý tham gia. Vì Oasinhtơn đã có các hiệp định trao đổi mậu dịch tự do với nhiều nước ở hai bờ Thái Bình Dương – trong đó có Xinhgapo, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, Canada, Chilê, Côlômbia, Mêhicô, Pêru và nhiều nước Trung Mỹ khác – nên hành động này rõ ràng là nhằm đáp lại các chiến lược thương mại quy mô của Trung Quốc. Dự án này là mệnh lệnh đối với Nhà Trắng và áp lực đối với các doanh nhân, còn Bắc Kinh phải tuân thủ quy định của thị trường, không được thao túng đồng tiền của mình, hay phải tôn trọng quyền sở hữu. Các vấn đề này được Tổng thống Obama nói rõ trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh APEC tại Hawai hồi tháng 11/2011.

Nhưng khung cảnh bây ,giờ lộn xộn hơn và các sáng kiến đối chọi nhau nhiều hơn. Trong vấn đề tự do trao đổi thương mại, không rõ tất cả các kế hoạch đối chọi nhau làm thế nào để có thể gắn kết được với nhau. Thêm vào đó, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, cho biết các nước thành viên tổ chức này từ năm 2013 sẽ thương lượng với Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Dilân và ôxtrâylia, một kế hoạch cạnh tranh với dự án Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương của Mỹ. Ngay lập tức, Canbơrơ hoan nghênh sáng kiến này.

Hiện đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng căng thẳng nghiêm trọng hơn, về cả chiến lược lẫn thương mại, và lại càng căng thẳng hơn khi Đảng Cộng sản Trung Quốc vì phải đối mặt với cuộc khủng hoảng ở trong nước nên không có khả năng đối kháng với chủ nghĩa dân tộc trong dư luận nếu từ bỏ các yêu sách chủ quyền của mình. Trong bối cảnh đó, không biết Oasinhtơn có thành công trong việc huy động một cộng đồng các nước khác biệt nhau về văn hóa, chính trị và kinh tế không, về cơ bản, các nước này vẫn lưỡng lự khi phải quyết định theo hẳn bên này hay bên kia vì họ muốn giữ được cả hai: với Trung Quốc để buôn bán và làm giàu, với Mỹ để bảo đảm an ninh trong trường hợp ảnh hưởng của Bắc Kinh trở thành mối đe dọa.

Ngoài ra còn có một thực tế khác nữa. Khó có thể cân bằng được với ảnh hưởng của Bắc Kinh trong vùng vốn tồn tại trên cơ sở sự có mặt từ ngàn đời của các mạng lưới người Trung Quốc hải ngoại, cho dù xu hướng tích lũy về lượng – vốn gắn chặt với các chiến lược thương mại của thương nhân Trung Quốc – quả thực có nguy cơ gây ra ở đâu đó phản ứng khó chịu của người địa phương, một vấn đề xảy ra nhiều trong lịch sử của vùng này, như ở Việt Nam, Inđônêxia và Malaixia. Vùng này cũng có đặc điểm là sự đan xen kỳ lạ giữa các nền văn hóa đôi khi đối chọi nhau, mà các ban lãnh đạo chính trị phải thích ứng. Điều này không thuận lợi cho chiến lược của Oasinhtơn vốn rất rành mạch giữa cái tốt và cái xấu.

Tại vùng đất rộng tới 5 triệu cây số vuông này, với 610 triệu dân, nằm vắt ngang giữa lục địa Á-Âu và Biển Nam Trung Hoa, bao gồm các vùng lãnh thổ nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ, và với các quần đảo rộng lớn khó có thể kiểm soát được, những chiếc nôi văn hóa ngàn đời của đạo Hinđu, đạo Phật và của Trung Quốc bị cạnh tranh bởi tỷ lệ rất lớn người theo đạo Hồi cải đạo từ thế kỷ 8. Những khẳng định mang tính chất tôn giáo của các cộng đồng Hồi giáo – đôi khi kình địch giữa họ với nhau nhưng thường khá độ lượng đối với các thiểu số tôn giáo khác – có lúc là động lực dẫn đến các phong trào ly khai, là các yếu tố gây bất ổn tiềm tàng ở Inđônêxia, Philíppin và Thái Lan. Trong khi đó, ở Mianma, sắc tộc Rohingya theo đạo Hồi hiện đang là nạn nhân của tâm lý phân biệt chủng tộc gần giống vói thanh lọc sắc tộc và diễn ra thường xuyên đến mức làm tổn hại tới hình ảnh của bà Aung San Suu Kyi.

Ở phần lớn các nước, dân chủ và tôn trọng nhân quyền – vốn là những chuẩn mực để Chính quyền Obama ủng hộ về chính trị – chỉ được tôn trọng một cách không đều đặn và ở đâu đâu cũng vẫn còn tình trạng mập mờ chính trị núp sau vẻ bề ngoài luật pháp tạo điều kiện cho các mạng lưới của Trung Quốc thâm nhập. Trong khi đó, chiếc hố ngăn cách ngày càng sâu giữa những người giàu nhất và những người nghèo nhất, gây nguy cơ bất ổn chính trị tiềm tàng. Tỷ lệ người sống ngoài lề xã hội quả thực rất cao ở nhiều nước trong vùng (tại Inđônêxia, mục tiêu chiến lược của Nhà Trắng để tạo đối trọng với Trung Quốc, hơn 100 triệu người sống với chưa đến 60 USD/tháng, trong khi ở Việt Nam, số này là hơn 30 triệu người). Trong bối cảnh đó, có thể thấy được khó khăn trong việc huy động một liên minh xoay quanh chuẩn mực quy định của pháp luật để thay thế chiến lược gây ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Cuối cùng, vùng này vẫn còn hai đảng cộng sản cầm quyền ở Lào và Việt Nam, khuynh hướng độc đảng ở Xinhgapo, Malaixia và Campuchia và, trên tất cả là việc quân đội nắm chắc quyền lực ở Inđônêxia, Philíppin và Thái Lan, những nước lợi dụng chủ nghĩa đại dân tộc chính trị hay tôn giáo để tăng cường quyền lực của mình, trong tình hình tồn tại tình trạng gần như tự chủ chính trị so với chính phủ trung ương.

Khó khăn trong việc quy tụ toàn vùng đằng sau Mỹ hay thậm chí tạo ra sự gắn kết trong ASEAN, trong bối cảnh kình địch chiến lược sâu sắc giữa Trung Quốc và Mỹ, bộc lộ theo cách gần như khôi hài ở Thái Lan. Nước này vừa đón tiếp, trong một quãng thời gian không cách xa nhau lắm, cả Tổng thống Mỹ – nước mà Băng Cốc là một trong những đồng minh quân sự lâu đời nhất – lẫn Thủ tướng Trung Quốc – nước vừa kết thúc một chương trình xây dựng hạ tầng ở Thái Lan và một dự án Trung Quốc-Thái Lan cùng hỗ trợ Mianma.

TTXVN (Hồng Công 28/11)

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi Sáng (Hồng Công) số ra ngày 22/11, ngay cả khi có một nước “chư hầu” là Campuchia làm Chủ tịch luân phiên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc cũng khó có thể kiềm chế các nước thành viên ASEAN trong vấn đề giải quyết những tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh với một số nước thành viên hiệp hội này.

Sự thất vọng và mỉa mai là điều rõ ràng, khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nêu ra “bài toán” chưa có lời giải đằng sau những mối quan hệ phức tạp của Trung Quốc với ASEAN.

Đầu tiên, ông Tần Cương nói về một bài toán phải tính đến hội nghị cấp cao Đông Á của ASEAN – cơ chế “10+8” – 10 nước ASEAN và 8 cường quốc khác, trong đó có Trung Quốc và Mỹ. Sau đó, ông Tần Cương nói rằng có “một bài toán khác” bên trong bản thân ASEAN. “Đó là bài toán 10+2,” ông Tần Cương nhấn mạnh, một ám chỉ rõ ràng nhằm vào Philíppin và Việt Nam, hai quốc gia ASEAN mà Bắc Kinh lo ngại đang thực hiện chiến dịch quốc tế hóa những tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. “Và cái nào lớn hơn?” Ông Tần Cương tự đặt câu hỏi tu từ bên lề Hội nghị cấp cao Đông Á vừa diễn ra tại Phnôm Pênh.

Thật không may, các nước ASEAN đang cảnh báo rằng những cách “cách giải toán chính trị” đang tiến hành hiện nay không đơn giản như vậy, khi khu vực Đông Nam Á phát hiện ra rằng họ bị lôi kéo vào sự đối địch chiến lược mở rộng giữa Trung Quốc và Mỹ.

Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những thách thức đang ngày càng gia tăng từ ASEAN xung quanh tranh chấp Biển Đông khi một năm đầy tranh cãi của Campuchia trên cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN chấm dứt. Mặc dù đã gặp nhiều khó khăn, ít nhất thì trong ngắn hạn, thời gian 1 năm Campuchia làm Chủ tịch ASEAN là điều tốt cho Bắc Kinh.

Campuchia, một nước nhận viện trợ của Trung Quốc trong thời gian dài, đã bị cáo buộc thực hiện những mệnh lệnh của Trung Quốc trong những tháng gần đây nhằm trì hoãn sự tập trung đang được tăng cường của ASEAN trong việc giải quyết những tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông, cần phải nhớ rằng, mục đích cuối cùng của Trung Quốc là muốn dàn xếp việc giải quyết những tranh chấp cụ thể với từng nước có tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông – điều mà hầu hết các chuyên gia phân tích tin rằng sẽ có lợi rõ ràng cho Bắc Kinh.

Đầu tiên, Campuchia đã gây ra sự đổ vỡ lịch sử của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 (AMM-45) hồi tháng 7 vừa qua, khi những tranh cãi về việc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông như thế nào đã gây ra những hiềm khích chưa từng có tiền lệ giữa các nước thành viên ASEAN. Trong nhiều thập kỷ, ASEAN luôn đặt sự đồng thuận lên trên tất cả. Thế nhưng, lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm tồn tại của hiệp hội này, các Ngoại trưởng ASEAN đã không thể đưa ra được một thông cáo chung.

Sau thất bại đó, các nhà lãnh đạo đã đến Phnôm Pênh với quyết tâm thúc đẩy tiến triển về một Bộ quy tắc ứng xử mang tính chất ràng buộc với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông nhằm quản lý tốt hơn những căng thẳng trong vấn đề này. Đến nay, tất cả vẫn dừng ở mức quyết tâm không để vấn đề này làm sa lầy các vấn đề khác như kinh tế, thương mại và hội nhập.

Hôm 17/11 vừa qua, Campuchia, nước chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7, đã tuyên bố rằng các nhà lãnh đạo ASEAN đã chính thức nhất trí từ nay trở đi không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn nói thêm rằng các cuộc đàm phán giữa ASEAN với Trung Quốc sẽ là diễn đàn duy nhất cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông. Tuy nhiên, tuyên bố mà Campuchia đưa ra đã làm dấy lên nhiều nghi vấn, và thỏa thuận mà Campuchia nói đến trên thực tế không tồn tại.

Với việc các nhà lãnh đạo, bao gồm Tổng thống Mỹ Barack Obama và các đồng minh đến từ Nhật Bản, ôxtrâylia, tập trung tại Phnôm Pênh với quyết tâm nêu lên sự cần thiết phải giảm bớt những va chạm trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, thì đó là một thỏa thuận đáng chú ý, và là một chiến thắng dành cho nỗ lực vận động hậu trường của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, sự đồng thuận mà Campuchia rêu rao chỉ kéo dài chưa đầy một ngày. Phái đoàn Philíppin do Tổng thống Benigno Aquino dẫn đầu, đã lên tiếng phản đối, tố cáo Campuchia xuyên tạc và cảnh báo rằng không có một thỏa thuận nào như vậy, đồng thời khẳng định quyền tìm kiếm sự quốc tế hóa vấn đề Biển Đông nếu như Manila cảm thấy rằng chủ quyền quốc gia của họ bị đe dọa.

Sự đoàn kết của ASEAN lại bị phá vỡ và Biển Đông dường như đã quay trở lại chương trình nghị sự toàn cầu mở rộng, bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh , Các phái viên ASEAN đã xác nhận rằng không có thỏa thuận chính thức nào về việc hạn chế các cuộc thảo luận liên quan vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Cuối cùng, một số người trong cuộc đã bị ngạc nhiên bởi sự đổi hướng của những sự kiện, Trên hết, Thủ tướng Hun Sen của Campuchia, một cựu chỉ huy Khơme Đỏ giờ đây được coi là nhân vật lãnh đạo cuối cùng thiên về bạo lực chính trị tại Đông Á – không chỉ nổi tiếng về sự xảo quyệt ngoại giao của ông ta. Khi các phái viên được đưa đến Cung điện Hòa bình của Hun Sen do Trung Quốc xây dựng, họ phát hiện trên những bức tường giăng đầy những băng rôn ca ngợi mối quan hệ “trường tồn” của Campuchia với Trung Quốc và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Những băng rôn đó sẽ được giữ lại cả tuần, ngay cả khi các nhà lãnh đạo 16 quốc gia khác có những phát biểu tại Cung điện Hòa Bình.

Những người quan sát kỹ hơn sẽ thấy những hàng binh sĩ vây quanh các con phố với những khẩu súng trường kiểu 097 và xe môtô do Trung Quốc sản xuất.

Báo chí địa phương thì tràn ngập thông tin trong cuộc gặp với Thủ tướng Hun Sen, Ôn Gia Bảo đã cam kết thực hiện thỏa thuận viện trợ 50 triệu USD cho Campuchia, một cam kết giá trị nhất trong số những thỏa thuận tổng trị giá 500 triệu USD mà Trung Quốc đã đưa ra hồi tháng 9 trong tất cả các lĩnh vực quan hệ giữa hai nước, từ phát triển mở rộng, đến kinh tế và thương mại. Những thỏa thuận này đã đưa Trung Quốc trở thành đối tác quốc tế quan trọng nhất của Campuchia.

Một phái viên ASEAN tuyên bố: “Chắc chắn Hun Sen đã thực hiện nhiệm vụ mà Trung Quốc giao cho trong năm nay. Tuy nhiên, điều đó chỉ giúp Bắc Kinh trì hoãn, chứ không phải là thành công hoàn toàn. Nó cũng dẫn đến một quyết tâm đã được làm mới để đưa các cuộc đàm phán quay trở lại đúng hướng và có thể tiến triển hơn. Mọi người đều muốn nhặt những mảnh vỡ lên và tiến về phía trước”.

Trong khi mối quan hệ với Campuchia vẫn mang ý nghĩa chiến lược sâu sắc, các quan chức và học giả Trung Quốc cũng đã nhấn mạnh những thách thức phía trước khi chức Chủ tịch luân phiên ASEAN được chuyển cho Brunây.

Vương quốc giàu dầu mỏ này – chế độ quân chủ hoàn toàn cuối cùng ở Đông Nam Á – sẽ là một “cục than nóng” đầy khó khăn đối với Trung Quốc. Dù là một nước khá lặng lẽ trong ASEAN, nhưng Brunây là một trong 4 đối thủ tuyên bố chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, bên cạnh Philippin, Việt Nam và Malaixia.

Xinhgapo – nước muốn thấy tiến triển trong năm tới về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông – và các quốc gia khác đã kín đáo giúp đỡ Brunây để nước này sẵn sàng quay trở lại ánh đèn sân khấu ngoại giao.

Một sự phức tạp tiềm tàng là việc xoay vòng chức Tổng Thư ký ASEAN – một vị trí ít quyền lực nhưng có ảnh hưởng đáng kể. Cựu Ngoại trưởng Thái Lan Surin Pitsuwan đã trao lại chức vụ này cho nhà ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh, người sẽ nắm giữ chức vụ này trong 5 năm.

Ông Lê Lương Minh, một người có nhiều kinh nghiệm làm việc tại Liên hợp quốc, dự kiến sẽ duy trì mạnh mẽ sự thúc đẩy của ASEAN đối với Bộ quy tắc ứng xử về vấn đề Biển Đông trong chương trình nghị sự của tổ chức này.

Cựu Tổng Thư ký Surin Pitsuwan đã có những lúc có vẻ như miễn cưỡng đi vào những chi tiết về căng thẳng Biển Đông, ngoài những lời kêu gọi nhẹ nhàng về sự đoàn kết. Khi bầu không khí “tăng nhiệt”, ông Surin đã lẩn tránh báo chí.

Tuy nhiên, tân Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh sẽ có nguy cơ bị chỉ trích nếu như ông này quá thẳng thắn trons việc thể hiện lập trường của Hà Nội chống Trung Quốc.

Vị trí Tổng Thư ký ASEAN vẫn là một điều gì đó cho thấy một công việc có tiến triển và là một cơ hội cho ông Lê Lương Minh biến điều đó trở nên quan trọng hơn. Như một số học giả đã nhấn mạnh, ASEAN cần nhiều hơn ở một vị tướng, thay vì chỉ là một thư ký.

Những vấn đề mà ông Lê Lương Minh sẽ phải đối mặt ít nhất không là gì khác ngoài một cuộc chiến vì tinh thần của ASEAN. Lại một lần nữa ASEAN thấy mình đứng ở trung tâm của các đổi thủ hùng mạnh như thời kỳ cao trào của thời Chiến tranh Lạnh. Và dĩ nhiên là không ai muốn thấy lại kỷ nguyên đẫm máu đó.

Theo cách nói khoa trương của Oasinhtơn, việc Mỹ tái can dự khắp Đông Nam Á là một phần của nỗ lực nhằm định hình sự trỗi dậycủa Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải tuân theo các quy chuẩn quốc tế. Với sự thận trọng đáng kể, Mỹ đã củng cố những nỗ lực của các nước ASEAN trong việc phối hợp và tổ chức những phản ứng ngoại giao đối với những thách thức từ phía Trung Quốc. Ví dụ, trong khi Philíppin công khai đứng ra phản đối, những nước khác đang giúp đỡ ở hậu trường.

Về phía Trung Quốc, các quan chức và học giả nước này đã cho thấy rõ ràng rằng ở hướng ngược lại, họ quyết tâm định hình sự trỗi dậy của ASEAN. Trung Quốc cần phải không bị đe dọa, kiềm chế hay thách thức tại sân sau hàng hải của riêng họ, và những tranh chấp song phương phải không trở thành chủ đề để nước ngoài can thiệp.

Như Giáo sư Tra Đạo Quýnh của Đại học Bắc Kinh (Hồng Công) đã nóigần đây, Trung Quốc không quan tâm đến một ASEAN bị chia rẽ, nhưng Trung Quốc phải cẩn thận, trong thời gian dài ASEAN không phát triển giống như một Liên đoàn Arập ngày càng quyết đoán và theo chủ nghĩa can thiệp. Giáo sư Tra Đạo Quýnh nói rằng Trung Quốc có một lợi ích chiến lược ở trong khối ASEAN vững mạnh, đoàn kết và có khả năng dẫn dắt các cuộc họp của khu vực mà không có các cường quốc bên ngoài, nhưng Trung Quốc phải duy trì được chương trình nghị sự lâu dài là kiến tạo hòa bình và tránh xung đột, thay vì làm bất kỳ điều gì quyết liệt hơn. Theo Giáo sư Tra Đạo Quýnh, Trung Quốc sẽ không bao giờ muốn thấy việc hình thành một nhóm các nước “đấu tranh bằng hành động quân sự bên trong bản thân nhóm đó hoặc chống lại các nước khác ở bên ngoài”.

Một số nước ASEAN rõ ràng muốn Trung Quốc nhận thức rõ hơn về sức mạnh của nước này, và từ bỏ những hành động gần đây vì những mối quan hệ tốt đẹp.

Theo hãng tin Bloomberg, khi Tổng thống Philíppin Aquino trở về Manila sau khi đưa ra một lời kêu gọi quốc tế hành động khẩn cấp, nhà lãnh đạo này đã khẳng định rằng chính phủ của ông vẫn muốn Trung Quốc “trở thành ví dụ về sự khôn ngoan và đi đầu trong việc tìm kiếm hòa bình”. Tổng thống Aquino nói: “Khu vực của chúng ta có nhiều nơi rất khác nhau và sự hài hòa của khu vực có thể dễ dàng bị phá vỡ bởi việc làm chệch hướng chính trị, quân sự hoặc sức mạnh kinh tế”.

Chỉ cách đây 4 năm, Trung Quốc đã thành công trong việc giữ cho các nước ASEAN chính thức yên lặng trong vấn đề Biển Đông. Những sự kiện gần đây đã chứng tỏ rằng bất chấp những nồ lực đáng kể, những tính toán giờ đây đã trở nên phức tạp hơn nhiều./.

Theo Ba sàm

Kế hoạch khám tàu của TQ nhắm vào Việt Nam

01/12/2012- Trước tin về việc chính quyền tỉnh Hải Nam sẽ kiểm soát tàu qua lại ở Biển Đông, Trung Quốc nói nước này “xem trọng” vấn đề tự do đi lại trên Biển Đông.

“Mọi quốc gia đều có tự do đi lại ở Biển Nam Trung Hoa theo đúng luật pháp quốc tế,” người phát ngôn Hồng Lỗi nói tại một cuộc họp báo hôm thứ Sáu.

Nhưng ông Hồng từ chối giải thích thêm về quy định mới.


Quy định của Trung Quốc dự kiến bắt đầu thực hiện từ ngày 1/1/2013, tin được loan giữa lúc các nước đang bày tỏ quan ngại trước việc Bắc Kinh phát hành hộ chiếu mới có in bản đồ hình lưỡi bò khẳng định chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong khi đó, Luật biển Việt Nam được Quốc hội thông qua hôm 21 tháng Sáu cũng có hiệu lực từ ngày 1/1/2013.

Luật biển Việt Nam cũng qui định về việc kiểm soát tàu qua lại trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam từ năm 2010.

Hóa ra, qui định mới của Trung Quốc không nhắm đến quyền tự do đi lại ở biển Đông mà nhắm vào Luật biển của Việt Nam, có hiệu lực vào tháng tới.

Trung Quốc đang khai chiến ngầm với Việt Nam trên biển Đông ?

01/12/2012- Trung Quốc tuyên bố sẽ cho cảnh sát biên giới lên lục soát, tịch thu, và trục xuất tàu nước ngoài ‘xâm nhập trái phép’ vùng biển mà Bắc Kinh nhận chủ quyền ở Biển Đông bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Theo quy định mới của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm tới, cảnh sát tỉnh Hải Nam có quyền lên kiểm tra, tịch thu, hay đuổi các tàu nước ngoài có các hoạt động gọi là ‘bất hợp pháp’ như vào khu vực ở Biển Đông mà Trung Quốc nói thuộc tỉnh Hải Nam mà không có phép, hay có hành động công khai ‘gây nguy hại cho an ninh quốc gia Trung Quốc’.


Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập đổ bộ trên biển Đông, khoa mục diễn tập là đổ bộ đoạt lấy các đảo đá. Điều này rõ ràng là có ý đồ răn đe vũ lực đối với các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông.

Tổng thư ký Hiệp hội Đông Nam Á nói động thái của Bắc Kinh khiến các nước, đặc biệt là các bên cần tiếp cận, lưu thông, và cần được tự do đi qua khu vực Biển Đông, càng thêm quan ngại và bức xúc.

Vẫn theo ông Surin, kế hoạch của Trung Quốc có hợp pháp hay không còn tùy vào quan điểm của các bên liên quan, nhưng nếu không được xử lý đúng, có thể dẫn tới xung đột và gây phương hại tới uy tín của Đông Á như một đầu tàu tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó, Tổng thống Philippines cho biết đã yêu cầu Ngoại trưởng xác minh rõ kế hoạch của Bắc Kinh, và một khi mọi việc được xác nhận, Manila sẽ có công hàm ngoại giao hoặc ra phản đối chính thức. Tổng thống Benigno Aquino nói kế hoạch của Trung Quốc khó thực thi vì đi ngược lại Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển.

Quy định của Trung Quốc dự kiến bắt đầu thực hiện từ ngày 1/1/2013, tin được loan giữa lúc các nước đang bày tỏ quan ngại trước việc Bắc Kinh phát hành hộ chiếu mới có in bản đồ hình lưỡi bò khẳng định chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông.

Các qui định mới đến chỉ trong bốn ngày sau khi Trung Quốc khởi động tàu sân bay đầu tiên với các máy bay phản lực chiến đấu đã hoạt động thành công trên boong tàu, và khoảng bốn tháng sau khi Bắc Kinh nâng cấp một tiền đồn hải quân để trở thành một đơn vị quân sự đồn trú chính thức trên Đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Thật trùng hợp, Luật biển Việt Nam được Quốc hội thông qua hôm 21 tháng Sáu cũng có hiệu lực từ ngày 1/1/2013.

Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

Xem xét lại nội dung của Luật biển Việt Nam ( ở đây ) và qui định mới của Trung Quốc về chặn bắt và trục xuất tàu nước khác ở Biển Đông ( ở đây ), ta thấy rằng Luật biển Việt Nam và qui định mới của trung Quốc là đối nghịch và phủ định nhau. Điều gì sẽ xảy ra nếu Việt Nam và Trung Quốc thực thi nghiêm túc các luật mới áp dụng tại biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) của mỗi nước ? Dường như Trung Quốc đang ngầm khai chiến với Việt Nam trên biển Đông (?).

--> Nếu khai chiến trên biển Đông, Hoa lục có thể sẽ thua Việt Nam

'Chiến lược mau lẹ' của Hoa Kỳ trong kỷ nguyên mới

08:04 |01/12/2012

Theo chiến lược này, quân đội Hoa Kỳ sẽ có thể dùng khả năng tiếp cận toàn cầu của mình để điều động quân đội đến nơi nào và vào lúc lực lượng đó hoạt động hiệu quả nhất, sau đó sẽ quay trở về Mỹ, chuẩn bị cho lần điều động tiếp theo.

Một ủy ban gồm các chuyên gia của Hoa Kỳ đã công bố một bản nghiên cứu về chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ, trong đó đề xuất các nguyên tắc thúc đẩy hoạt động quốc phòng trong thời kỳ ngân sách bị cắt giảm mạnh. 

Mới đây, một ủy ban gồm 15 cựu quan chức quân đội, các chiến lược gia quốc phòng và các chuyên gia về quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ đã công bố một bản nghiên cứu có tựa đề: Chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ trong kỷ nguyên mới. Bản báo cáo này đề xuất các nguyên tắc để hoạt động quốc phòng đạt được hiệu quả ngay trong thời kỳ ngân sách bị cắt giảm mạnh.

Bối cảnh quốc tế và tình hình nội bộ Hoa Kỳ

Các binh sĩ Mỹ trong một cuộc thi bắn súng.

Xét về bối cảnh quốc tế, những mối đe dọa đối với lợi ích của nước Mỹ đang thay đổi nhanh chóng. Nước Nga không còn, hoặc có thể không còn, là mối đe dọa với nước Mỹ như trước đây. Còn Trung Quốc, mặc dù đang lớn mạnh về kinh tế và quân sự, lai có một mối quan hệ phức tạp với Hoa Kỳ, đem đến cả hi vọng và mối lo ngại cho nước Mỹ.

Hoa Kỳ cũng đang dần chấm dứt kỉ nguyên Trung Đông và Nam Á với các cuộc chiến tranh tốn hàng nghìn tỉ USD và hơn 7.000 sinh mạng Mỹ. Trong khi đó, các cuộc nội chiến và tình hình bất ổn chính trị vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, châu Phi và Nam Á. Các cuộc tấn công khủng bố cũng tiếp tục khiến các khu vực này bất ổn. Tuy vậy, những bất ổn nói trên là có thể giải quyết được mà không cần phải sử dụng đến các giải pháp quân sự.

Về tình hình nội bộ quân đội Mỹ, kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, những lần tham chiến của Mỹ đã giúp dư luận nhận ra điểm mạnh và điểm yếu về quân sự của Hoa Kỳ. Về độ linh hoạt và tốc độ tiếp cận trên qui mô thế giới thì Hoa Kỳ vẫn không có đối thủ. Các vũ khí, thiết bị tình báo và trinh sát cũng như các lực lượng không quân, hải quân và bộ binh có thế tiếp cận bất kỳ nơi nào trên thế giới với tốc độ và sức mạnh không quân đội nào sánh bằng.

Nhưng xét về năng lực chiến đấu tại các cuộc chiến ngoại lệ diễn ra trên mặt đất, năng lực chống lại lực lượng phiến quân, năng lực bình ổn chính quyền và đảm bảo an ninh cho các quốc gia ở những vùng xa xôi thì quân đội Mỹ còn nhiều hạn chế. Vấn đề này không bắt nguồn từ sự thiếu thốn hay sai sót gì của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Đơn giản là nhiệm vụ thiết lập trật tự, xây dựng chính quyền tốt và tạo dựng các giá trị dân chủ ở những quốc gia kém phát triển luôn có xung đột nội bộ là nhiệm vụ quá khó và bản thân các lực lượng vũ trang không thể nào phù hợp cho nhiệm vụ đó.

Về vấn đề ngân sách, hiện nước Mỹ đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài khóa không có tiền lệ khiến chính phủ phải cắt giảm chi tiêu trong đó có chi tiêu quốc phòng. Sức ép này có thể thấy rõ nhất theo Đạo luật về kiểm soát ngân sách, theo đó nếu đạo luật này có hiệu lực vào đầu năm 2013 thì ngân sách quốc phòng sẽ bị cắt giảm đi 10%. Đây sẽ là một trong những mức cắt giảm mạnh nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh môi trường an ninh toàn cầu đang thay đổi rất nhanh chóng và mối đe dọa từ nợ công và thâm hụt ngân sách của nước Mỹ ngày càng nghiêm trọng thì Ủy ban cố vấn Quốc phòng đã dành cả 1 năm để nghiên cứu và thảo luận về chiến lược quốc phòng cho Hoa Kỳ. Kết quả của cuộc nghiên cứu này là một chiến lược an ninh quốc gia mới có tên gọi “Chiến lược mau lẹ”, một chiến lược đề ra nhằm củng cố vị thế hàng đầu về quân sự của Mỹ đồng thời vẫn đảm bảo một mức chi tiêu khả thi.

Báo cáo của Ủy ban cố vấn Quốc phòng đề cập đến 10 nguyên tắc nhấn mạnh vào chiến lược dựa vào cac đơn vị quân đội có qui mô nhỏ hơn có thể đóng quân tại Mỹ và nhanh chóng dịch chuyển đến các căn cứ thiếu thốn vật chất hơn ở khắp nơi trên toàn thế giới; tái cân bằng các lực lượng Mỹ để tập trung vào châu Á nhiều hơn vào châu Âu đồng thời nâng cấp các trang thiết bị công nghệ và khoa học nhằm đảm bảo rằng Hoa Kỳ luôn đi trước tất cả các quốc gia khác.

Dưới đây là 10 nguyên tắc mà Ủy ban cố vấn Quốc phòng đề xuất cho “Chiến lược mau lẹ”.

10 nguyên tắc của “Chiến lược mau lẹ”

Một là, nước Mỹ mang nợ lớn đối với tất cả những ai đã từng phục vụ cho các cuộc chiến tranh của quốc gia và đặc biệt là những người cả nam và nữ đã phục vụ cho cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Vì thế quốc gia phải đảm bảo rằng những người đó được nhận những phúc lợi y tế tốt nhất cũng như các hỗ trợ cần thiết về giáo dục và việc làm để họ có thể tái hòa nhập vào cuộc sống bình thường. Thực hiện những nghĩa vụ này phải là ưu tiên hàng đầu trong chi tiêu quốc phòng của nước Mỹ.

Hai là, Hoa Kỳ nên coi trọng hàng đầu các đề xuất giúp sử dụng nguồn quân lực hiệu quả hơn, cải cách các hệ thống đền bù cho quân nhân, thúc đẩy hoạt động tiếp nhận thiết bị, hàng hóa và các dịch vụ. Mặc dù khó khăn về ngân sách có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện một chiến lược an ninh quốc gia đầy tham vọng nhưng nó đem lại đòn bẩy về cả khía cạnh bị buộc phải thực hiễn lẫn khía cạnh nâng cao ý thức chính trị để hoạt động hiệu quả hơn.

Thứ ba là Hoa Kỳ nên duy trì vị thế về vũ trụ, không quân, và hải quân luôn cao hơn bất kỳ đối thủ tiềm năng nào. Những yếu tố trên là thế mạnh của Hoa Kỳ trong tương quan với các quân đội khác và để chiến lược quốc phòng mới trở nên hiệu quả, các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ phải duy trì khả năng tiếp cận bất kỳ khu vực nào của thế giới, xâm nhập hệ thống quốc phòng của kẻ thù và thực thi đủ mọi loại hình chiến đấu. Các quốc gia khác đang theo đuổi các phương tiện nhằm ngăn chặn năng lực xâm nhập của Mỹ vào lãnh thổ của họ và Hoa Kỳ cần đặt mục tiêu luôn đi trước các quốc gia trong cuộc cạnh tranh này.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan cùng các tàu khác trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương năm 2010.

Thứ tư, Hoa Kỳ nên duy trì các lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ được trang bị công nghệ tiên tiến để chống lại lực lượng khủng bố và các tổ chức tội phạm, bảo vệ các công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài và thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp khác. Đặc biệt là Hoa Kỳ nên dựa chủ yếu vào các năng lực tình báo, giám sát và do thám công nghệ cao và các lực lượng đặc nhiệm để tiến hành chống lại các tổ chức khủng bố. Lực lượng này phải luôn sẵn sàng cho 2 tình huống, hoặc là hợp tác với các chính phủ nước ngoài để chống lại các tổ chức khủng bố hoạt động trên lãnh thổ nước đó hoặc đơn phương hành động nếu các tổ chức này trở thành mối đe dọa rõ ràng và hiện hữu đối với nước Mỹ và công dân Mỹ. Các lực lượng đặc nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ các kho vũ khí hủy diệt hàng loạt tại các quốc gia có chính quyền sụp đổ hoặc trong các cuộc nội chiến liên quan đến các tổ chức thù địch với nước Mỹ.

Thứ năm, về mặt ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển, cần phải ưu tiên cho nghiên cứu cơ bản và theo đuổi các năng lực quân sự tiên tiến. Ngoài việc dịch chuyển ngân sách từ các chương trình phát triển tiên tiến sang nghiên cứu cơ bản trong nội bộ vấn đề quốc phòng thì cũng cần có sự phối hợp về nghiên cứu khoa học và công nghệ cơ bản thông qua các chương trình dân sự.  Đặc biệt là cần phải tập trung vào chiến tranh mạng. Cần phải huy động sự giúp đỡ của quân đội nhằm bảo vệ các mạng lưới dân sự then chốt mà không làm tổn hại đến quyền lợi về sự riêng tư cá nhân. Ngoài ra, hệ thống quốc phòng ngăn ngừa các vũ khí sinh học cũng là một vấn đề cần phải được ưu tiên.

Thứ sáu, Hoa Kỳ nên tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo an ninh toàn cầu bằng cách hợp tác với các đồng minh và bè bạn để đảm bảo an ninh cho họ nhưng các quốc gia phải đóng góp một phần cho các chi phí quân sự. Nguy cơ một đồng minh của Mỹ có thể bị đe dọa và dẫn đến một cuộc chiến tranh trên bộ không thể bị loại trừ mặc dù tình huống đó có thể sẽ chỉ xảy ra trong khoảng 20 năm nữa. Xét tới tình huống đó, Hoa Kỳ nên chủ động hợp tác với các đồng minh để xác định lợi ích chung, để đề ra kế hoạch chung nhằm ngăn chặn hoặc nếu cần thiết phải đánh bại kẻ thù tiềm tàng và xác định cụ thể mỗi bên cần đóng góp những gì. Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nên làm rõ với các đồng minh rằng họ cần phải góp phần cho chính nền quốc phòng của họ thay vì dựa hoàn toàn vào các năng lực quân sự của Mỹ.

Hoa Kỳ cũng nên cùng lập kế hoạch, huấn luyện và vũ trang cho các đồng minh trong những tình huống khẩn cấp và cung cấp cho họ những năng lực quân sự tối tân như năng lực hạt nhân phòng ngừa, hệ thống tình báo giám sát và do thám (ISR), hỗ trợ về không quân, hải quân và vận tải ngay từ lúc cuộc khủng hoảng bắt đầu nổ ra.

Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng nên chuẩn bị sẵn sàng để nếu cần thiết sẽ can thiệp trên bộ nhằm bảo vệ các đồng minh bị đe dọa.

 

Thứ bảy là, Hoa Kỳ nên dần dần thay đổi tư duy điều động “tĩnh” quân đội ra nước ngoài mà thay vào đó nên điều động luân chuyển các lực lượng Mỹ đóng quân tại Mỹ đến các nước khác để tập trận chung với các đồng minh, giúp các quân nhân làm quen với các địa điểm có nguy cơ trở thành bãi chiến trường và để phô trương quyết tâm cũng như năng lực của quân đội Mỹ.

Các binh sĩ Mỹ và binh sĩ Philippines trong một cuộc tập trận chung.

Thứ tám là, Hoa Kỳ nên tránh bị lôi kéo vào các cuộc chiến tranh trên bộ kéo dài. Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nên cân nhắc thật kỹ trước khi đưa quân đội tham gia vào một cuộc chiến kép dài và qui mô lớn, đặc biệt là để phục vụ mục tiêu bình ổn chính quyền các nước hay lật đổ các nhà lãnh đạo độc tài.

Chín là, Hoa Kỳ nên giảm bớt kho vũ khí hạt  nhân càng sớm càng tốt, tốt nhất là qua con đường kí hiệp ước với Nga và cắt giảm tương ứng các chương trình hiện đại hóa hạt nhân. Hoa Kỳ phát triển năng lực vũ khí hạt nhân là nhằm đối phó với nguy cơ tấn công hạt nhân từ Nga, quốc gia mà trừ Hoa Kỳ ra không nước nào có thể “so sánh” được. Hoa Kỳ có thể cân nhắc đến trường hợp đơn phương cắt giảm và tạm hoãn các chương trình hiện đại hóa vũ khí hạt nhân tốn kém để phục vụ mục tiêu cắt giảm chi tiêu.

Cuối cùng là, Hoa Kỳ nên tạm hoãn lại kế hoạch điều động thêm hệ thống tên lửa Lục địa Hoa Kỳ (CONUS) cho tới khi các công nghệ liên quan phải thực sự chín muồi và có hiệu quả cao. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn nên tiếp tục phát triển các hệ thống tên lửa đánh chặn hợp tác với các đối tác bị các quốc gia thù địch đe dọa. Hiện tại một hệ thống tên lửa hợp nhất đang hoạt động ở khu vực Đông Á nhằm bảo vệ các lực lượng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc trước những mối đe dọa từ Triều Tiên. Ngoài ra, Hoa Kỳ và các thành viên Hội đồng hợp tác vùng Vịnh cũng đang lên kế hoạch thiết lập một hệ thống tên lửa đánh chặn để đối phó với mối đe dọa tên lửa từ Iran.

Theo Ủy ban cố vấn Quốc phòng, 10 nguyên tắc trên đây giúp hình thành chiến lược quốc phòng mới. Tuân theo chiến lược này, quân đội Hoa Kỳ sẽ có thể dùng khả năng tiếp cận toàn cầu của mình để điều động quân đội đến nơi nào và vào lúc lực lượng đó hoạt động hiệu quả nhất và sau đó sẽ quay trở về Mỹ, chuẩn bị cho lần điều động tiếp theo.

LÊ DUNG (INFONET)

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Bắc Kinh kích thích sự hồi sinh của Đại binh xâm lược Trung Quốc năm xưa

30/11/2012- Peter Hartcher, The Sydney Morning Herald - Isaac Newton đã không hề đề cập đến Trung Quốc khi ông viết định luật nổi tiếng thứ ba của vật lý - Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều - nhưng nó dường như phù hợp với cục diện chính trị của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.


Trong năm 2010, một Trung Quốc trỗi dậy đã tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tại vùng biển thuộc chủ quyền của nước khác. Và các cường quốc khác trong khu vực đang bắt đầu chống lại Bắc Kinh.

Đầu tiên là Mỹ. Tổng thống Barack Obama với chiến lược "Trục Châu Á" là một lực đẩy trực tiếp chống lại Trung Quốc. Bây giờ Nhật Bản đang chứng minh Định luật thứ ba của nhà vật lý người Anh.

Các báo cáo mới cho biết hai chính trị gia nổi tiếng nhất của Nhật Bản đang tham gia một lực lượng để tạo ra một đảng chính trị mới có tiềm năng làm hồi sinh đội đại binh thống trị châu Á trong lịch sử chiến tranh của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Shintaro Ishihara, một thống đốc Tokyo, trong bài viết của mình nói đến việc thành lập một "lực lượng thứ ba" trên chính trường Nhật Bản trong quan hệ đối tác với thị trưởng thành phố Osaka, Toru Hashimoto. Việc tạo ra đảng mới Restoration Party (tạm dịch: Đảng hồi sinh Nhật Bản) được công bố 10 ngày trước đây.

Mục đích của họ là gì? - "Nếu Nhật Bản tiếp tục như thế này, nó sẽ chìm xuống hố và chết", Ishihara nói.

Ông hứa hẹn sự hồi sinh của một nền kinh tế đã bị trì trệ trong hai thập kỷ qua và sự phục hồi của niềm tự hào dân tộc. Sự lựa chọn từ "hồi sinh" rất có chủ ý - một tham chiếu đến Minh Trị Duy Tân, đã biến đổi Nhật từ một nước lạc hậu, phong kiến thành một sức mạnh phương Tây hiện đại.

Cả hai ông đều là diều hâu của chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc gây tranh cãi, những người ủng hộ Nhật Bản từ bỏ "hiến pháp hòa bình" để tiến hành một cuộc tái vũ trang lớn.

Không phải Nhật Bản tay không, mặc dù hiến pháp Nhật từ bỏ quyền duy trì bất kỳ lực lượng vũ trang nào, và mặc dù ngân sách quốc phòng tương đối nhỏ, nhưng Nhật Bản đã có lực lượng hải quân lớn thứ tư thế giới và trang bị vũ khí hàng đầu từ công nghệ quân sự của Mỹ.

Trong những năm gần đây, Ishihara và Hashimoto đã bày tỏ ủng hộ Nhật Bản phát triển vũ khí hạt nhân, một viễn cảnh đáng báo động cho người Nhật và một số nước láng giềng.

Đặc biệt, Ishihara chủ trương một cuộc chiến với Trung Quốc. Người đàn ông 80 tuổi, cựu tiểu thuyết gia, một trong những người theo chủ nghĩa dân tộc nổi tiếng nhất của Nhật bản, trong năm 2010 so sánh chiến thuật của Trung Quốc trong việc gây sức ép với Tokyo như một vụ tranh chấp lãnh địa của mafia.

Khi Bắc Kinh thắt chặt xuất khẩu kim loại đất hiếm sang Nhật Bản, rất cần thiết trong việc sản xuất các linh kiện điện tử, Ishihara cho biết: "Những gì Trung Quốc đang làm là rất tương tự như những gì các nhóm tội phạm có tổ chức làm để mở rộng lãnh địa của họ".

Ông khinh thường bất kỳ thủ tướng Nhật Bản nào đã từng thực hiện bất kỳ nhượng bộ nào đối với Bắc Kinh.

"Nhật Bản có thể trở thành ngôi sao thứ sáu trên lá cờ quốc gia của Trung Quốc", ông đã nói. Ông đã lập luận rằng Nhật Bản "không nên ngần ngại" tiến hành chiến tranh chống lại Trung Quốc.

Và năm nay, trong động thái đối kháng chống lại Trung Quốc bởi các chính trị gia trong Văn phòng nội các Nhật Bản trong thời hiện đại, Ishihara đã tìm cách mua một nhóm đảo Senkaku tranh chấp với Trung Quốc.

Quần đảo này đã từng thuộc sở hữu của một công dân Nhật Bản, Ishihara đã hành động để chính phủ mua và phát triển nhóm đảo.

Trước hành động không có mục đích hợp pháp được thiết kế nhằm mục đích khiêu khích của Bắc Kinh, Chính phủ Nhật Bản tán thành và mua lại quần đảo. Nhưng mục đích là để trung hòa Ishihara. Chính phủ của Thủ tướng Yoshihiko Noda cho biết không có kế hoạch để phát triển chúng. Ishihara đã bị cản trở.

Nhưng bằng cách quốc hữu hóa các đảo, Nhật Bản vô tình khiến chính phủ Trung Quốc nổi cơn thịnh nộ. Đây là nguồn gốc tạo ra căng thẳng leo thang gây thiệt hại cho nền kinh tế của cả hai nước.

Triển vọng của Đảng hồi sinh Nhật Bản là gì? Nhật Bản đang hướng đến bầu cử sớm vào ngày 16 Tháng Mười Hai. Một cuộc thăm dò của Kyodo News hai ngày trước tho thấy đảng này đứng sau đảng Dân chủ đối lập Tự do nhưng trước Đảng Dân chủ cầm quyền.

Chủ trương mới nhất của Ishihara trước sự khiêu khích của Trung Quốc là liên minh giữa Nhật Bản và hai nước tích cực nhất trong các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Việt Nam và Phi-líp-pin theo đề xuất của Ishihara.

Ông đề nghị giữ liên minh với Hoa Kỳ nhưng phát biểu: "Tuy nhiên, liên quan đến sự xâm nhập của Trung Quốc trên vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, Nhật Bản chia sẻ các vấn đề với Việt Nam và Phi-líp-pin và có thể tạo thành một liên minh với các quốc gia về vấn đề này" (*).

Hashimoto và Ishihara đang tận dụng sự thất vọng ngày càng tăng của các cử tri Nhật Bản với một trong hai chính đảng đang cầm quyền. Trong khi đó, Bắc Kinh, thông qua sự quyết đoán của chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc, giúp cung cấp cho Đảng hồi sinh Nhật Bản với một mục đích và nền tảng mới.

Sẽ là một sai lầm lịch sử khi Bắc Kinh quyết định tiếp tục khiêu khích và mở rộng chủ quyền lãnh thổ hóa ra không chỉ cảnh báo các nước láng giềng và Mỹ tăng cường hiện diện trong khu vực mà còn kích thích kẻ thù lịch sử của Trung Quốc - Nhật Bản.

Người dân Nhật Bản ủng hộ hiến pháp hiện tại và phản đối vũ khí hạt nhân.

Nhưng Trung Quốc giúp tạo ra cánh cửa cho chủ nghĩa quân phiệt và họ đang mở ra.

Trong những năm 1980, thủ tướng đầu tiên của Singapore, Lý Quang Diệu, trong một lần tư vấn chống lại khiếu nại thương mại của Nhật Bản, ông nói:

"Người Nhật là những thương gia tốt nhưng họ là những chiến binh tốt hơn", ông nói.

Lý Quang Diệu nói ông không nghĩ rằng sức mạnh chiến binh cơ bản của Nhật Bản đã chết, mà chỉ không hoạt động. Trung Quốc nên cẩn thận không đẩy các nước láng giềng quá xa.

Theo The Sydney Morning Herald

(*): Chủ trương của nhà nước Việt Nam là không liên minh với nước này để chống lại nước kia.

Quả pháo khai chiến của Tập Cận Bình

Bài viết đề cập đến vấn đề nhạy cảm và phức tạp, vui lòng cân nhắc khi xem

29/11/2012- Hộ chiếu mới của Trung Quốc với 10 triệu bản, được lưu hành từ tháng 5/2012 nhưng tính chất « bá quyền » mới được truyền thông quốc tế phát hiện vào ngày 22/11/2012. Hầu hết vùng biển Đông Nam Á nằm trong bản đồ « lưỡi bò », hai bang của Ấn Độ và danh lam thắng cảnh của Đài Loan cũng thuộc về Trung Quốc. Phản ứng mạnh của quốc tế đặt Bắc Kinh vào thế cô lập.

Dân biểu Philippines Walden Bello (trái) tham gia hoạt động biểu tình phản đối hộ chiếu mới có hình lưỡi bò trước lãnh sự quán Trung Quốc tại Makati, Manila ngày 29/11/2012. REUTERS/Romeo Ranoco


Server: kiwi6.com

Ngày 15/11/2012 vừa qua, trong bối cảnh đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 kết thúc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định với phóng viên quốc tế là ban lãnh đạo mới « kiên quyết » đi theo chính sách đối ngoại « hòa bình, cởi mở, hữu hảo, đôi bên cùng có lợi ».

Mặc dù ngôn từ chính thức khẳng định đảng Cộng sản Trung Quốc không có mưu toan điều chỉnh chính sách, nhưng không ít nhà bình luận Trung Quốc lập luận rằng Bắc Kinh nên bỏ chính sách « khiêm tốn » của Đặng Tiểu Bình. Giáo sư Diêm Học Thông, giám đốc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế đại học Thanh Hoa cho rằng Trung Quốc cần phải biến đổi từ « thụ động sang chủ động , từ phản ứng sang ra tay trước ». Một nhà phân tích Tây phương là giáo sư David Denoon, đại học New York cũng thấy chính sách đối ngoại của Bắc Kinh đã thay đổi từ năm 2005 : cứng cỏi hơn và ít hợp tác hơn.

Một tuần sau khi ông Tập Cận Bình chính thức được « bầu » vào ghế lãnh đạo nhà nước và đảng Cộng sản, truyền thông thế giới phát hiện trên hộ chiếu mới của Trung Quốc một « sự kiện không bình thường ». Trên hai trang 8 và 46, Trung Quốc in ngầm bản đồ lãnh thổ trong đó có đường « lưỡi bò » nuốt gọn Biển Đông ở phía Nam, tóm thu hai danh lam của Đài Loan là Nhật Nguyệt đàm và Thanh Thủy nhai. Ở phía Tây, hai bang của láng giềng Ấn Độ « tự động » lọt vào lãnh thổ Trung Hoa.

Trừ Ấn Độ đã âm thầm trả đũa từ nhiều tháng trước, các quốc gia khác như Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Indonesia đều lên tiếng phản đối. Manila từ chối công nhận hộ chiếu Trung Quốc. Tại Việt Nam, những người quan tâm đến vận mệnh đất nước vận động công luận trong và ngoài nước đối phó với « âm mưu thôn tính » của Bắc phương. Công an cửa khẩu cũng có sáng kiến đóng dấu « hủy » visa của công dân Trung Quốc trong khi chờ một chính sách từ trung ương.

Tình hình Biển Đông, nơi Trung Quốc gây áp lực mạnh nhất có nguy cơ căng thẳng leo thang. Washington lên án Bắc Kinh « gây căng thẳng với láng giềng » trong khi Tổng thư ký hiệp hội ASEAN cảnh báo « Biển Đông biến thành Palestine châu Á ».

Theo nhận đinh của Asia News, hội nghị bốn nước Đông Nam Á bị Trung Quốc lấn chiếm biển đảo mà Manila triệu tập vào tháng 12 tới đây có khả năng đi tới một mặt trận chung.

Để tìm hiểu hành động của Bắc Kinh có phù hợp với công pháp quốc tế hay không ? Họ toan tính gì khi phát hành hộ chiếu « bá quyền » ? Là nạn nhân trực tiếp, Việt Nam phải có đối sách đơn phương và đa phương sao cho tương xứng ? RFI đặt câu hỏi với giáo sư bang giao quốc tế Lê Đình Thông, đại học Paris-Nanterre.

Giáo sư Lê Đình Thông : « Hộ chiếu ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Việc in ấn này phát xuất từ Tuyên truyền Bộ của Trung Quốc, chủ trương mỗi người Hoa là một tuyên truyền viên của đảng Cộng sản, khoa trương sức mạnh kinh tế và quân sự, nhưng sẽ không nhận được kết quả mong muốn. Ngược lại sẽ bị phản ứng bất lợi của các nước trong khu vực.

Bản đồ « lưỡi bò » phát xuất từ « bản đồ » mà theo ý tôi gọi tắt là bản đồ « lưỡi Mao ». trong cuốn sách « Cách mạng Trung Quốc và đảng Cộng sản Trung Quốc » do Mao viết năm 1939 và do Tân hoa Thư điếm ấn hành, thì cái « lưỡi Mao » từ năm 1939 còn lớn hơn cái lưỡi bò hiện nay rất nhiều vì nuốt trọn các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam từ Bắc đến Nam…

Việt Nam chưa có phản ứng tương xứng … Thời điểm thuận lợi cho Việt Nam là phải nhân hội nghị bốn nước đòi chủ quyền ở Biển Đông do Manila triệu tập vào tháng 12 bàn về chính sách đối phó với hộ chiếu « lưỡi bò » của Trung Quốc.

Tôi xin nhắc lại là vào tháng trước, tại Paris, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp Iris tổ chức hội nghị về Biển Đông, đã đề nghị Việt Nam và Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế La Haye. Như vậy điều này cho Việt Nam và Philippines lợi thế về phương diện pháp lý và chính trị, và làm cho quốc tế, nhất là Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu quan tâm đúng mức về hồ sơ nóng bỏng này trong khu vực…

Một đối sách khác là Việt Nam phải cải cách, trao thẩm quyền phản đối mạnh mẽ cho xã hội dân sự, thẩm quyền mà hiện giờ Bộ Ngoại giao không làm được như lên án đế quốc Trung Quốc.

Nếu tại Manila, các nước trong khu vực ra được một quyết định chung thì điều này sẽ gây khó khăn cho việc buôn bán cho người dân Trung Quốc, sẽ dấy lên làn sóng người dân Trung Quốc đòi hỏi chính phủ phải đáp ứng yêu cầu của các nước trong khu vực là xé bỏ hai trang 8 và 46. Xé bỏ còn mang tính biểu tượng là Trung Quốc xé bỏ sách lược thôn tính Biển Đông, ít ra là trên mặt ngôn từ… »

RFI

Chính phủ VN 'chỉ đạo' không đóng dấu hộ chiếu TQ

29/11/2012- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói Chính phủ Việt Nam đã "chỉ đạo" không đóng dấu vào hộ chiếu có đường lưỡi bò của Trung Quốc, theo báo chí trong nước.

VnExpress dẫn lời ông Đam nói:

"Chính phủ đã có chỉ đạo, với người Trung Quốc mang hộ chiếu có in 'đường lưỡi bò' thì không đóng bất kỳ dấu nào của Việt Nam."
Thay vào đó, ông Đam nói, Việt Nam cấp hộ chiếu rời để "một mặt vẫn tạo điều kiện cho công dân Trung Quốc làm việc hoặc du lịch, giao lưu với người dân Việt Nam; mặt khác thể hiện rõ chính kiến của Chính phủ Việt Nam," theo VnExpress.

'Chỉ thị từ trên'

Hôm 26/11, Chính ủy Bộ chỉ huy Biên phòng Lạng Sơn nói họ được "chỉ thị từ trên" và đã thực hiện không đóng dấu vào hộ chiếu có đường lưỡi bò từ hai tuần trước đó.

Đường 'lưỡi bò', hay đường chín đoạn, thề hiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại phần lớn Biển Đông.

Hình ảnh này được in mờ trên các trang số 8, 24 và 46 trong hộ chiếu điện tử mà Trung Quốc bắt đầu cấp cho công dân của họ từ tháng 5/2012.

Việt Nam và Philippines, hai nước có tranh chấp gay gắt nhất với Trung Quốc ở Biển Đông, đều từ chối đóng bất cứ dấu nào vào hộ chiếu mới của Trung Quốc.

Một dân biểu Philippines nói hôm 29/11 rằng việc in đường 'lưỡi bò' vào hộ chiếu mà trong đó có cả các vùng lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ lên hộ chiếu là điều "đáng khinh" và "nực cười".

Ấn Độ phản ứng lại bằng cách dán visa có hai vùng lãnh thổ tranh chấp Arunachal Pradesh và Aksai Chin mà Trung Quốc cũng in trong hộ chiếu mới.

Trao đổi với VnExpress, giáo sư Carl Thayer cho rằng, hành động này của Trung Quốc là một sự khiêu khích, người Trung Quốc sẽ bị cô lập. Ông cho rằng, Chính phủ Trung Quốc nên rút lại mẫu hộ chiếu mới.

VnExpress/ BBC

Trung Quốc tăng áp lực, đuổi tàu Việt Nam khỏi vùng biển ‘chủ quyền’

29/11/2012- HẢI NAM (NV) - Nhà cầm quyền tỉnh Hải Nam vừa ra một quyết định được hiểu ngầm là theo lệnh của Bắc Kinh leo thang áp lực đối với Việt Nam và Philippines trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.

Bản tin Patrols in Hainan get more clout trên Tờ Trung Quốc Nhật báo, bản Anh ngữ, hôm Thứ Tư 28/11/2012, cho hay cảnh sát biên phòng tỉnh Hải Nam được lệnh lên tàu và khám xét các tàu bị coi là “xâm nhập bất hợp pháp” vào vùng biển thuộc thẩm quyền tỉnh này.


Một tàu Hải giám của Trung quốc hộ tống tàu đánh cá của họ hồi Tháng Bảy vừa qua, hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. (Hình: AP photo)

Quyết định, có hiệu từ đầu Tháng Giêng 2013, đã được nhà cầm quyền tỉnh Hải Nam thông qua hôm Thứ Ba 27/11/2012 cho quyền cảnh sát biên phòng leo lên tàu nước ngoài “xâm phạm bất hợp pháp vùng biển chủ quyền” hoặc ra lệnh cho những tàu đó “hoặc đổi hướng hoặc ngừng chạy”.

Báo trên nói có 6 trường hợp hoạt động của tàu hoặc thuyền viên nước ngoài bị coi là bất hợp pháp, chẳng hạn như “lên các đảo thuộc quyền quản lý của tỉnh Hải Nam, phá hỏng các cơ sở phòng vệ bờ biển và thi hành các chiến dịch công khai gây tổn hại cho an ninh quốc gia”.

Bản tin nói trên tường thuật thêm “Nếu tàu hoặc thuyền viên ngoại quốc vi phạm quy định, cảnh sát có quyền nắm quyền điều khiển (chiếm) tàu và các phương tiện liên lạc.

Quyết định còn nhấn mạnh cảnh sát biên phòng còn tăng cường tuần tra các vùng biển thuộc thành phố Tam Sa và phối hợp hoạt động với các hoạt động tuần tiễu thường xuyên trên biển Nam Hải để bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển.”

Rõ ràng, quyết định nói trên nhắm phần lớn vào tàu thuyền Việt Nam rồi tới Philippines.

Quyết định của tỉnh Hải Nam được lệnh thi hành diễn ra sau khi Việt Nam, Philippines phản ứng lại hộ chiếu in hình bản đồ Trung quốc có vẽ 9 đoạn “chủ quyền” chiếm 80% Biển Đông, hình “Lưỡi Bò” nuốt trọn những khu vực đang tranh chấp với Việt Nam và Philippines.

Hành động này chứng tỏ dù Bắc Kinh thay đổi lãnh tụ nào thì cái chủ trương bá quyền bành trướng của họ không có gì thay đổi. Về mặt tuyên truyền thì ngoại giao của họ nói giọng hòa hoãn, không muốn gia tăng căng thẳng với các nước chung quanh. Nhưng trong thực tế vẫn tiếp tục các hành động lấn tới, đẩy thêm áp lực.

Gia tăng áp lực

Những năm qua, các vụ bắt giữ nhắm phần lớn vào các ngư dân Việt Nam khai thác thủy sản gần quần đảo Hoàng Sa, nay với cái quyết định mới này, Bắc Kinh bắn tín hiệu leo thang cái trò thách thức Việt Nam và Philippines.

Tháng 6 vừa qua, Bắc Kinh tuyên bố thành lập “thành phố Tam Sa cấp huyện” trực thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm các vùng biển rộng lớn hơn 2 triệu km2, nuốt trọn các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và những vùng biển tranh chấp với Philippines. Sau đó, thành lập Bộ chỉ huy quân sự Tam Sa đặt ở đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa.

Gần đây liên tiếp đưa tin tăng tốc xây dựng đường xá, nhà cửa, nhà máy lọc nước, nhà máy “xử lý” rác, nhà bưu điện, cơ sở khí tượng ở Phú Lâm. Nhìn những tấm hình gần đây, người ta đã thấy trên đảo Phú Lâm một cơ sở Radar quân sự khá đồ sộ ngoài phi đạo cho phi cơ đã hoàn tất nhiều năm trước.

Ngày 23/11 vừa qua, Tân Hoa Xã loan báo nhà cầm quyền Bắc Kinh cho phát hành một bản đồ Trung Quốc mới trên đó gồm cả “thành phố Tam Sa”. Nhiều tài liệu cổ mà Việt Nam có được, trên đó các bản đồ Trung Quốc không có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Liệu trong tương lai, ngư dân Việt Nam đánh cá trên biển Đông trong phạm vi “Lưỡi Bò” có bị sách nhiễu, áp lực, thậm chí đâm chìm tàu hay bắt giữ như ở gần quần đảo Hoàng Sa hay không, theo quyết định mà Hải Nam nhận lệnh từ Bắc Kinh?

Thậm chí, ngay cả các tàu hải quân hay tàu “công vụ”, cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trong những vùng biển mình tuyên bố chủ quyền nhưng nằm trong cái “Lưỡi Bò” có còn đi lại ở đó hay không? Ngư dân Việt Nam sẽ phải nằm bờ chờ chết đói? Tàu hải quân hay cảnh sát biển Việt Nam sẽ chỉ quanh quẩn ở sát bờ? Đây là những câu hỏi chờ đợi các phản ứng của Hà Nội.

Bắc Kinh có rất nhiều thủ đoạn và kế hoạch nham hiểm tạo căng thẳng và nhức đầu cho các nước láng giềng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. (TN)

Theo Người Việt

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Báo TQ: Nhật Bản có thể bán tàu ngầm tiên tiến cho Việt Nam

29/11/2012- (GDVN) - Đây là tiết lộ của tờ "Thời báo New York" Mỹ trong bối cảnh nhu cầu an ninh-quốc phòng của các nước ven biển Đông đang gia tăng.


Tàu ngầm thông thường tiên tiến của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản

Ngày 26/11, trang mạng “Thời báo New York” đã đăng bài “Nhật Bản thận trọng tăng cường sức mạnh quân sự ứng phó sự trỗi dậy của Trung Quốc” (Cautiously, Japan Raises Military Profile as China Rises) của tác giả Martin Fackler --> Xem chi tiết.

Bài viết cho rằng, Nhật Bản đang muốn thông qua phương thức cung cấp viện trợ quân sự (lần đầu tiên trong mấy chục năm qua), phô diễn sức mạnh quân sự của họ, thúc đẩy hình thành liên minh khu vực và hỗ trợ quốc phòng cho nước khác để ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Bài viết cho biết, Nhật Bản sẽ cung cấp 10 tàu chiến đơn giá 12 triệu USD cho Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines và có thể tạo điều kiện để Việt Nam có thể mua tàu ngầm tiên tiến của họ. Nội dung của bài viết được tờ ChinaNews đăng "dẫn" và thêm thắt lại như sau:

Báo TQ tuyên truyền rằng trong nhiều năm qua, vai trò ảnh hưởng quốc tế của Nhật Bản đang suy giảm, bởi nền kinh tế của họ ngày càng suy thoái, một nước Nhật Bản theo chủ nghĩa hòa bình, lần đầu tiên trong mấy chục năm qua đang muốn thông qua viện trợ quân sự, phô diễn sức mạnh quân sự, thúc đẩy hình thành liên minh khu vực và hỗ trợ quốc phòng cho nước khác để ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.


Tàu ngầm diesel lớp Soryu Nhật Bản

Năm nay, Nhật Bản đã phê chuẩn một chương trình cả gói trị giá 2 triệu USD, cử kỹ sư quân sự đào tạo kỹ năng cứu nạn và xây dựng đường sá cho Quân đội Campuchia (Cambodia), Đông Timor. Đây là lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản cung cấp viện trợ quân sự cho nước ngoài.

Tàu chiến Nhật Bản không chỉ tiến hành ngày càng nhiều các cuộc diễn tập quân sự liên hợp với các lực lượng quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương, hơn nữa bắt đầu định kỳ đến thăm các nước.

Sau khi vượt qua được các bước như viện trợ dân sự, trang bị huấn luyện cho lực lượng bảo vệ bờ biển của nước khác, quan chức và các nhà phân tích quốc phòng Nhật Bản cho biết, Nhật Bản sẽ nhanh chóng thực hiện một cột mốc mới: Bắt đầu bán trang bị quân sự ở khu vực này như thủy phi cơ (máy bay có thể hạ cánh trên mặt nước), hơn nữa có thể sẽ bán tàu ngầm động cơ diesel tàng hình, loại tàu ngầm này được cho là thích hợp cho hoạt động ở vùng biển nước nông mà Trung Quốc có đòi hỏi chủ quyền vô lý.

Đem liên kết những động thái, bước đi này với nhau, mặc dù nó không lớn, nhưng lại là một sự chuyển biến quan trọng của Nhật Bản. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã hỗ trợ triển khai chiến dịch do Mỹ chủ đạo ở Iraq và Afghanistan. Quan chức Nhật Bản cho biết, sách lược của họ không phải là bắt đầu một cuộc đua tranh giành vai trò ảnh hưởng với Trung Quốc, mà là tăng cường liên hệ với các nước khác có cùng mối quan ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc.


Tàu ngầm diesel lớp Soryu của Nhật Bản

Họ thừa nhận, xây dựng lực lượng bảo vệ bờ biển của nước khác là một phương pháp tăng cường khả năng của những nước này để chống lại bất cứ mối đe dọa nào từ Trung Quốc. Mỹ đã nhiều lần bày tỏ hoan nghênh đối với những nỗ lực này của Nhật Bản, bởi vì điều này phù hợp với chiến lược tăng cường khả năng quân sự cho các nước châu Á để chống lại Trung Quốc và mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực này.

Các nhà phân tích cho rằng, các nước láng giềng (có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc) hoan nghênh và có thể nhờ tới sự giúp đỡ của Nhật Bản. Rommel Banlaoi, chuyên gia an ninh của Viện nghiên cứu hòa bình, bạo lực và chủ nghĩa khủng bố Philippines cho rằng: “Vì mối đe dọa từ Trung Quốc, chúng tôi đã để ác mộng chiến tranh thế giới thứ hai của mình sang một bên”. Quan chức Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho biết, hiện nay Nhật Bản, Mỹ và Australia đang giúp đỡ họ ứng phó với Trung Quốc.

Để giữ lập trường chủ nghĩa hòa bình của mình, Nhật Bản hoàn toàn không có tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân hoặc tàu sân bay có khả năng điều động thực sự, nhưng tàu ngầm diesel của Nhật Bản được cho là tốt nhất trong chủng loại này trên thế giới.

Hải quân Nhật Bản cũng sở hữu tàu chiến lớp Aegis có khả năng bắn rơi tên lửa đạn đạo, và 2 tàu khu trục cỡ lớn trang bị trực thăng – có thể đổi sang trang bị máy bay chiến đấu phản lực cất/hạ cánh thẳng đứng.


Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản

Nhà nghiên cứu Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nhật Bản cho rằng, chiến lược của Nhật Bản là cung cấp trang bị và huấn luyện cho khu vực quanh biển Đông để tạo dựng nên lực lượng bảo vệ bờ biển và lực lượng phòng vệ “mini” được “Nhật Bản hóa”.

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ sẽ cung cấp cho Philippines 10 tàu chiến có đơn giá khoảng 12 triệu USD. Họ cũng có thể cung cấp tàu chiến tương tự cho Việt Nam. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cũng cho rằng, có thể Nhật Bản sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam mua tàu ngầm của họ, Australia và Malaysia cũng có thể trở thành khách hàng.


Nhật Bản có thể chế tạo tàu ngầm tiên tiến nhất thế giới. Trong hình là tàu ngầm thông thường lớp Oyashio Nhật Bản

Đông Bình/ Giaoduc.net.vn (nguồn ChinaNews)

"Trung Quốc sẽ không tha thứ cho hành động phô trương sức mạnh" ở biển Đông

29/11/2012- Li Junru, một nhà lý luận cấp cao của Đảng CS Trung Quốc, thành viên của Ủy ban thường vụ Hội nghị hiệp thương nhân dân Trung Quốc, nói hôm thứ Tư, "Trung Quốc ủng hộ đối thoại để giải quyết tranh chấp lãnh thổ liên quan đến Biển Đông, nhưng sẽ không đứng yên nếu 'ai đó gập cơ bắp của mình'" - ám chỉ Nhật Bản và các nước có lãnh hải ở vùng biển này.

Tokyo mới đây có những động thái phô trương sức mạnh ở biển Đông bao gồm tăng viện trợ quân sự cho Việt Nam, Indonesia và ngõ ý bán tàu ngầm điện-diesel tàng hình cho Hà Nội, tin đăng trên The New York Times được Vibay blog loan hôm thứ Ba.


Nhật giúp đào tạo nhân viên y tế chăm sóc thủy thủ tàu ngầm Việt Nam. Trong ảnh: Tàu ngầm Kilo của Việt Nam được hạ thủy tại âu tàu nhà máy Admiratly

Li nói tiếp, "Chúng tôi đang cố gắng cho các cuộc đàm phán và đối thoại để giải quyết vấn đề ... Chúng tôi không muốn các lực lượng quân sự (Trung Quốc) nghỉ mát và không muốn sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự của chúng tôi."

"Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng nếu ai đó gập cơ bắp của họ nhắm đến chúng tôi, chúng tôi sẽ đứng yên và không làm gì cả", ông nói.


Ông Li Junru. Ảnh: chinahumanrights.org

Tuyên bố của ông Li đưa ra sau khi Bắc Kinh tức giận các nước láng giềng không công nhận hộ chiếu mới có in bản đồ hình lưỡi bò nhằm tuyên truyền chủ quyền phi pháp của mình đối với toàn bộ Biển Đông và Đài Loan.

Khu vực này được tìm thấy có trữ lượng dầu, khí đốt và trữ lượng cá rất lớn. Nơi đây còn là một tuyến đường thương mại trọng điểm toàn cầu.

Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Indonesia đưa ra tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ vùng biển.

Ông Li nói, tuyên bố của Trung Quốc trên Biển Đông, một con đường thương mại quan trọng, là từ lâu trong lịch sử, "Một ngày nọ, chúng tôi phát hiện ra một lượng lớn dầu và khí tự nhiên và đột nhiên mọi người (các nước khác) bắt đầu nói 'Nó là của chúng tôi'".

Các chuyên gia Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã gửi tàu đến để tuần tra vùng biển. "Chúng tôi sẽ không hành động thiếu thận trọng ... Nếu ai đó khiêu khích, nó không có nghĩa là chúng tôi sẽ đứng yên và không làm gì cả", ông nói thêm.

Vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á được tổ chức vào ngày 20 tháng này và hầu hết các quốc gia trong nhóm 18 thành viên đã nhất trí về sự cần thiết "một giải pháp hòa bình và hợp pháp".


Nguồn cấp tin: DNA Daily News, New Track India, Video của VOA.

Nếu khai chiến trên biển Đông, Hoa lục có thể sẽ thua Việt Nam

Một số tờ báo của Hồng Công gần đây như "Đại công báo", “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Hoa Lục trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Hoa Lục gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ.

Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Hoa Lục chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Hoa Lục cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Hoa Lục còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này.


1- Rào cản chính trị: Tại khu vực Biển Đông, hiện nay có ba nước tồn tại bất đồng lớn nhất với Hoa Lục về lãnh hải và hải đảo là Việt Nam, Philippin và Malaixia, trong đó Việt Nam là hàng đầu. Vì thế, khả năng bùng nổ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông chỉ có thể là Hoa Lục tấn công quân sự chiếm các đảo, bãi mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Hoa Lục gọi là Nam Sa). Còn khả năng Hoa Lục và Malaixia nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo Layan Layan (đá Hoa Lau) trong tương lai gần, cơ bản bằng không. Thế nhưng, vấn đề quan trọng là Hoa Lục áp dụng hành động quân sự quy mô lớn với Việt Nam, thế tất sẽ thiêu huỷ hoàn toàn hình tượng quốc tế “hoà bình phát triển” mà Hoa Lục tạo dựng trong gần 20 năm qua.

Hệ quả là sự cảnh giác của Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản và cả Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) đối với Hoa Lục sẽ tăng cao. - Gần đây, hợp tác và trao đổi quân sự giữa Mỹ với ASEAN và Việt Nam đã có những bước tiến lớn, một khi Hoa Lục áp dụng hành động quân sự, dư luận và báo chí chính thức của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác sẽ đứng về phía Việt Nam. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản thậm chí còn cung cấp cho Việt Nam chi viện về tình báo và hậu cần quân sự cho Việt Nam .

Bên cạnh đó, “Học thuyết quân sự mới” của Ôxtrâylia cho rằng biển Đông chính là “biên cương lợi ích” của Ôxtrâylia sẽ có cớ phát triển. - Một khi chiến tranh bùng nổ, sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự thành lập chính thức của tập đoàn “NATO biển Đông”, bước đi Nam tiến của Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật Bản cũng sẽ trở thành hiện thực và tạo ra căn cứ hợp pháp để Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp.

Hơn thế, tại khu vực này, tồn tại “Hiệp ước đồng minh Mỹ - Xinhgapo - Ôxtrâylia” và từ sau năm 1995, Mỹ cùng với 6 nước ASEAN là Philippin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Bruney tổ chức cuộc diễn tập quân sự hàng năm mang tên “Karat”, được mệnh danh là “Tập đoàn Karat” và trên thực tế đã trở thành quan hệ “chuẩn đồng minh”. - Quần đảo Trường Sa hiện nay, có một số đảo nằm sát bờ biển Malaixia, có một số đảo gần đường trung tuyến Việt Nam - Malaixia, cách Hoa Lục xa như vậy, nói là của Hoa Lục thật khó có sức thuyết phục.

Do vậy, khi Hoa Lục áp dụng hành động quân sự, hình tượng quốc tế của các nước hữu quan, nhất là Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều so với Hoa Lục, theo đó các nước lớn châu Âu, thậm chí cả Mỹ và Ấn Độ sẽ cùng đưa ra đề nghị cung cấp vũ khí cho Việt Nam, khiến cho nhân tố thiên thời và nhân hòa là bất lợi đối với Hoa Lục.

2- Rào cản về quân sự: Các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh nêu rõ nhìn bề ngoài, so sánh sức mạnh quân sự giữa Hoa Lục với Việt Nam, phía Hoa Lục có vũ khí hiện đại mang tính áp đảo, nhất là ưu thế về số lượng và chất lượng tàu mặt nước, tàu ngầm cỡ lớn. Thế nhưng, phân tích sâu về học thuyết địa - quân sự, thực sự bùng nổ chiến tranh trên không và trên biển với Việt Nam, ưu thế sức mạnh quân sự không hẳn nghiêng về Hoa Lục. Bởi vì đặc điểm mới của chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với vũ khí tên lửa là không có khái niệm so sánh sức mạnh của nước mạnh, nước yếu. Theo đó, nước yếu có một số ít tên lửa hiện đại, trong chiến tranh trên biển và trên không, vẫn có thể dựa vào ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa v.v.

So sánh cụ thể hơn, về hải quân và không quân của Hoa Lục tham gia cuộc chiến tranh này thành phần chính sẽ là Hạm đội Nam Hải (Bộ Tư lệnh đặt tại Trạm Giang, Quảng Châu).

Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang bị máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK/UBK”. Hải quân Việt Nam được trang bị phi đạn tốc độ cao “Molniya-12418” và tới đây có cả tàu ngầm “KILO-636”. Như vậy, xu thế so sánh sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Hoa Lục.

Trong tương lai gần, khi Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm “KILO- 636” vào sử dụng, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước có thể sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, Hoa Lục phải tính đến nhân tố máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của không quân Việt Nam có thể sẽ được trang bị hoả tiễn siêu âm không đối hạm “BRAHMOS” (của Ấn Độ) và “YAKHONT” (của Nga) với tầm bắn đạt 300km.

Về năng lực phòng không, Hoa Lục và Việt Nam đều được trang bị tên hỏa tiễn đối không “S-300PMU1”. Lực lượng phòng không của Việt Nam có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Hoa Lục là 20. Thế nhưng, lực lượng này (của Hoa Lục) có căn cứ trên đất liền, do vậy vai trò có thể phát huy trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế.

3- Rào cản về địa lý: Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 - 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công “Su-22” của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK” với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km.

Từ đó cho thấy cả Hoa Lục và Việt Nam đều có đủ năng lực tấn công tầm xa đối với các căn cứ hải quân trung tâm của đối phương. Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa. Nếu so sánh, không quân Hoa Lục kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 - 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 - 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu “J-10” và “J-8D” và cả “Su-30MKK” và “Su-27SK” của Không quân Hoa Lục đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%.

Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Hoa Lục nhiều khả năng trước tiên sẽ bị máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam thực hiện tấn công phủ đầu. Căn cứ Toại Khê, Căn cứ Quế Lâm (Quảng Tây) của Sư đoàn không quân số 2 cũng nằm trong phạm vi bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam. Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là xung đột không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây) đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam.

Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay “Su-27SK” và “J-10A” của Hoa Lục, sau khi tham chiến, trên đường bay trở về căn cứ tại đảo Hải Nam hay căn cứ Toại Khê, Quế Lâm (Quảng Tây), đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu “MiG-21Bis” của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG-21Bis của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Hoa Lục đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu vào bất cứ lúc nào.

4- Rào cản về chiến thuật: Máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam có thể sẽ áp dụng chiến thuật không kích siêu thấp và có được sự yểm hộ hoả lực trong tấn công đảo, bãi. Vì thế, ngay cả khi Hoa Lục chiếm lĩnh được các đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát hiện nay, bảo vệ lâu dài là vấn đề cực kỳ khó khăn.

Ngoài ra, Không quân Việt Nam áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp, sẽ tránh được sự theo dõi của các loại radar trên tàu mặt nước của Hoa Lục và trực tiếp tấn công các tàu mặt nước cỡ lớn của hải quân Hoa Lục.

Hải quân Việt Nam không có tàu mặt nước cỡ lớn, cho nên không ngại Hoa Lục áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp. Hơn thế, như vậy còn khiến cho tàu ngầm hiện đại của Hoa Lục không thể phát huy sức mạnh, chỉ có thể tấn công tàu vận tải của hải quân Việt Nam. Nhưng phán đoán từ loại tàu đổ bộ từ đất liền tiến ra đảo, bãi quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay, đa số là tàu vận tải cỡ nhỏ lớp từ 300 - 500 tấn trở xuống, hơn thế phần nhiều là được đóng bằng gỗ, cho nên điều động tàu ngầm hiện đại để tiêu diệt là không cần thiết.