27/11/2012- Martin Fackler, The New York Times, Tokyo - Sau nhiều năm ảnh hưởng quốc tế của Nhật Bản bị xói mòn bởi sự suy giảm kinh tế, đất nước thanh bình Nhật Bản đang cố gắng để nâng cao hình ảnh của mình theo một cách mới, cung cấp viện trợ quân sự lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ và trình diễn sức mạnh quân sự trong một nỗ lực để xây dựng các liên minh khu vực và nâng đỡ các nước khác để đối phó với một Trung Quốc ngạo mạn đang trỗi dậy.
Trong năm nay, Nhật Bản, lần đầu cung cấp viện trợ quân sự ở nước ngoài kể từ Thế chiến II, phê duyệt một gói kinh phí 2 triệu USD cho các kỹ sư quân sự của Tokyo để đào tạo quân đội ở Campuchia và Đông Timor trong cứu trợ thảm họa. Tàu chiến của Nhật Bản không chỉ tiến hành tập trận chung với số lượng ngày càng tăng ở Châu Á-Thái Bình Dương, mà còn bắt đầu đưa tàu chiến đến thăm các cảng trong khu vực thường xuyên hơn gợi lên một nỗi sợ hãi về sự hồi sinh của "một nhịp bước quân hành làm rung chuyển bầu trời châu Á".
Và sau khi đẩy mạnh các chương trình viện trợ để đào tạo và trang bị cho các lực lượng bảo vệ bờ biển của các quốc gia khác, các quan chức quốc phòng Nhật Bản và các nhà phân tích nói rằng, Nhật Bản có thể sớm đạt được một mốc quan trọng: Tăng doanh số bán vũ khí như thủy phi cơ, và có lẽ cuối cùng là tàu ngầm điện-diesel tàng hình được coi là rất phù hợp với các vùng nước nông, nơi Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ngày càng quyết đoán, ở biển Đông.
Trong một biện pháp thay đổi địa chính trị khu vực, tuy nhiên, những lo ngại về chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản hồi sinh trở lại đã mờ dần ở một số nước bị lôi kéo vào các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, như Việt Nam và Phi-líp-pin.
Các nhà phân tích cho biết nhiều quốc gia trong khu vực hoan nghênh, và đôi khi mong được sự giúp đỡ của Nhật Bản.
Rommel Banlaoi, một chuyên gia an ninh Philippine tại Viện Nghiên cứu Hòa bình, bạo lực và khủng bố tại Manila cho biết: "Chúng tôi đã đặt sang một bên những cơn ác mộng của chúng ta về chiến tranh thế giới thứ II vì mối đe dọa của Trung Quốc".
"Nhật Bản sẽ cùng Hoa Kỳ và Australia giúp đỡ chúng tôi đối mặt với Trung Quốc," ông Mark Lim, một nhân viên hành chính của Cảnh sát biển Philippine tham gia trong một chương trình huấn luyện trên tàu xung quanh vịnh Tokyo, nói.
Nhật Bản được xem là quốc gia duy nhất trong khu vực có một lực lượng hải quân đủ mạnh để đối đầu Trung Quốc.
Hải quân Nhật Bản đã có bước tiến lớn trong năm 2009 bằng cách tổ chức một cuộc tập trận quân sự chung với Australia (Úc) - bài tập đầu tiên của Nhật Bản với một quốc gia ngoài Hoa Kỳ. Kể từ đó, Tokyo tham gia một số cuộc tập trận hải quân đa quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, và trong tháng Sáu đã tổ chức cuộc diễn tập chung đầu tiên với Ấn Độ.
*** Các nhà phân tích và các cựu quan chức nói rằng quân đội Nhật Bản đã cẩn thận để cung cấp hỗ trợ phi tác chiến liên quan đến các lĩnh vực như chăm sóc cứu trợ, chống sao chép lậu và chăm sóc sức khỏe. Nhưng ngay cả khi hạn chế xây dựng các mối quan hệ quân sự, một kế hoạch đang thương lượng để đào tạo nhân viên y tế hải quân cho Việt Nam trong năm tới để chăm sóc cho các đội thủy thủ tàu ngầm của Việt Nam.
Tetsuo Kotani, một cựu quan chức Bộ quốc phòng bây giờ là một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Nhật Bản cho biết: "Chiến lược của chúng tôi là cung cấp trang thiết bị và đào tạo để tạo ra một Bảo vệ bờ biển Nhật Bản-mini và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản-mini xung quanh Biển Đông".
Theo các chương trình viện trợ dân sự trong một thập niên qua, các quan chức Nhật Bản nói rằng họ đang trong các giai đoạn viện trợ an ninh cuối cùng lớn nhất để cung cấp cho Philippines 10 tàu hải quân trị giá khoảng 12 triệu USD mỗi chiếc. Các quan chức Bộ quốc phòng Nhật nói rằng họ có thể cung cấp các tàu tương tự cho Việt Nam.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết có kế hoạch tăng gấp đôi chương trình viện trợ quân sự của mình vào năm tới để giúp In-đô-nê-xi-a và Việt Nam. Việt Nam cũng nằm trong danh sách các nước mà Nhật Bản sẽ cho phép mua tàu ngầm của mình nếu Hà Nội cần, theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng Toshimi Kitazawa, hai nước khác cũng được đặt tên để mua tàu ngầm Nhật là Úc và Malaysia.
"Nhật Bản không nhạy cảm với các nhu cầu an ninh của các nước láng giềng trong khu vực", ông Kitazawa cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông nói tiếp, "Chúng tôi có thể cung cấp những thứ để gìn giữ hòa bình"./.
Nguồn: The New York Times
Video: Nhật Bản tập trận phô diễn sức mạnh hải quân (RT ngày 12/10/2012)
Bài viết của bạn rất thú vị! Cám ơn bạn! Mời bạn ghé website mình nhé:
Trả lờiXóaĐào tạo Tiếng Anh cho nhân viên hoặc Dao tao Tieng Anh cho nhan vien