Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Mỹ "bức xúc" với TSB Liêu Ninh của Trung Quốc

28/11/2012- Cuộc thử nghiệm hạ cánh của máy bay chiến đấu Trung Quốc trên boong hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đã gây sự bức xúc khó kiềm chế từ phía Washington.


Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland tuyên bố quốc gia sẽ không ngừng hỗ trợ các đồng minh châu Á trên bình diện sự tăng cường sức mạnh quân sự Trung Quốc. Nhà ngoại giao Mỹ thậm chí đe dọa những động thái phù hợp trong trường hợp cần thiết.

Vào hôm Chủ nhật 25-11, Trung Quốc thực hiện thành công các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của phi cơ chiến đấu trên boong từ tàu sân bay số một của nước này. Mặc dù vậy, giới chuyên gia quốc tế vẫn phân vân về dự báo thời hạn đi vào hoạt động chính thức của hàng không mẫu hạm Trung Quốc.


Nhưng Washington cho thấy, họ nhìn nhận sự kiện như mối đe dọa tiềm năng cho sự hiện diện của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Konstantin Sivkov, Phó Chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị Nga, nhận định: “Trung Quốc lúc này đang đặc biệt tích cực thâm nhập khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nếu trước đó quốc gia huy động tiềm năng ảnh hưởng về kinh tế và dân số, thì giờ đây sẵn sàng nhấn cả bằng sức mạnh quân sự.


Hải quân Trung Quốc xây dựng tàu sân bay của mình trên cơ sở hàng không mẫu hạm Varyag cũ của Liên Xô. Bên cạnh đó, quốc gia đang triển khai đóng bốn tàu sân bay mới.”

Theo ông Konstantin Sivkov, năm tàu sân bay của Trung Quốc sẽ trở thành lời đáp có trọng lượng cho chiến lược tăng cường tiềm lực và sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Việc Bắc Kinh chuyển hướng tập trung vào sự có mặt quân sự trên biển trùng lặp về thời gian với động thái huy động đến 60% tiềm lực hải quân tới khu vực của Lầu Năm Góc.


Mỹ hiện liên tục duy trì không dưới hai cụm tàu sân bay ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Quốc gia còn thường xuyên có mặt trong các cuộc tập trận hải quân chung với Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines và Úc.

Tâm điểm của cuộc đối đầu địa chính trị đang được chuyển dịch về phía châu Á – Thái Bình Dương, bởi cả Mỹ và Trung Quốc đều đánh giá đây là khu vực lợi ích sống còn - Giám đốc Trung tâm Các nghiên cứu xã hội chính trị, ông Vladimir Yevseyev phân tích: “Cái Mỹ đang triển khai là một hệ thống toàn cầu kiềm chế Trung Quốc. Bao hàm trong đó có các căn cứ không quân và hải quân hùng mạnh trên lãnh thổ Úc. Rõ ràng, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines cũng sẽ được tăng cường. Mỹ đang bằng mọi cách tiến sát tới Trung Quốc. Một vòng cung phòng thủ tên lửa được rải từ Úc đến Alaska.”


Theo các chuyên gia, mục tiêu của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á là vô hiệu hóa tiềm năng tên lửa Trung Quốc. Rõ ràng, sự xuất hiện của các tàu sân bay Trung Quốc cũng điều chỉnh hệ thống Mỹ chuyên giám sát tiềm lực hải quân Trung Quốc. Lúc này, trong các cuộc đàm phán quân sự với Mỹ, Trung Quốc cương quyết đưa yếu sách đòi chấm dứt các hoạt động tình báo ở Thái Bình Dương.

Mới đây tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã hứa sẽ không can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Trên thực tế, tuyên bố của bà Victoria Nuland rằng Mỹ sẵn sàng hỗ trợ các đồng minh ở châu Á trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường quân sự đã gạt bỏ lời hứa hẹn này của người đứng đầu Lầu Năm Góc.

Theo Voice of Russia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét