Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Quốc hội sẽ 'bỏ phiếu tín nhiệm' lãnh đạo

22/11/2012- Quốc hội Việt Nam thông qua nghị quyết để từ giữa năm tới sẽ bỏ phiếu tín nhiệm các chức từ chủ tịch nước tới thủ tướng và nhiều chức vụ quan trọng.


Từ giữa 2013 lãnh đạo có thể phải đi nếu bị 'tín nhiệm thấp'. Ảnh minh họa

Trong diễn biến được truyền thông Việt Nam đăng tải ngày 21/11/2012, nghị quyết “lấy phiếu tín nhiệm” được thông qua nhằm nâng cao chức năng giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.

Nghị quyết cũng đề ra quy trình tự xin từ chức hoặc bị bãi nhiệm cho các quan chức, lãnh đạo cao cấp, tùy vào mức độ tín nhiệm họ đạt được tại Quốc hội.

Theo báo Tuổi Trẻ bản điện tử trong ngày, “Người có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá ‘tín nhiệm thấp’ thì có thể xin từ chức”.

Thấp thì bãi nhiệm

“Người có trên hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá ‘tín nhiệm thấp’ hoặc hai năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá ‘tín nhiệm thấp’ thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm để bãi nhiệm.”

Các chức vụ sẽ được bỏ phiếu tín nhiệm gồm chủ tịch nước, phó chủ tịch nước; chủ tịch Quốc hội, phó chủ tịch Quốc hội, chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thủ tướng Chính phủ, phó thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ.



Các chức vụ sẽ được bỏ phiếu tín nhiệm gồm chủ tịch nước, phó chủ tịch nước; chủ tịch Quốc hội, phó chủ tịch Quốc hội, chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội"


Ngoài ra, Quốc hội cũng có thể bỏ phiếu tín nhiệm các chức vụ của bên tư pháp như chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cả một cơ quan khác là Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Với cấp lập pháp dưới Quốc hội là các hội đồng nhân dân, nghị quyết quy định rằng “thủ tục lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm cũng được tiến hành tương tự”.

Theo đó, người giữ các chức vụ: chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân, trưởng ban của Hội đồng nhân dân; chủ tịch Ủy ban nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân là đối tượng của bỏ phiếu tín nhiệm.

Nghị quyết này đưa Việt Nam gần lại hơn với tiêu chuẩn của nhiều quốc gia tiến bộ trên thế giới theo chế độ dân chủ đại nghị dù tại Việt Nam thể chế vẫn là một đảng lãnh đạo cả nhà nước và xã hội.

Tuy nhiên, có điều đáng chú ý trong cách dùng ngôn từ vì các bài báo không nêu ra khái niệm 'bỏ phiếu bất tín nhiệm' (vote of no-confidence, hay motion de censure) như ở nhiều nước Phương Tây.

Điểm khác biệt nữa là cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm hoặc bất tín nhiệm với các vị trí cao cấp được nhiều nước đưa vào hiến pháp, còn tại Việt Nam chỉ ghi trong một nghị quyết của Quốc hội khóa này.

Theo BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét