Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Tranh chấp Senkaku báo động Đông Nam Á

30/9/2012- (ĐVO) Trong bài viết đăng trên The Japan Times ngày 27/9, nghiên cứu viên cao cấp Michael Richardson cho rằng các nước Đông Nam Á cần cảnh giác trước những gì mà Trung Quốc đang áp dụng ở Đông Hải.


Michael Richardson là một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu
Đông Nam Á ở Singapore. Ảnh enidlawsongallery.co.uk

Theo học giả Richardson, những hành vi táo tợn gần đây của Trung Quốc trong tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền biển đảo, thủy sản và các nguồn tài nguyên dưới đáy biển ở Đông Hải chính là lời cảnh báo Đông Nam Á về một cơn bão địa chính trị đang đến gần.
Những tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn nhau của Trung Quốc và Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku ở Đông Hải có liên quan chặt chẽ với những đòi hỏi chủ quyền lớn gấp bội của Bắc Kinh ở Biển Đông. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông bao trùm lên những hòn đảo nhỏ, những rạn san hô của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Đó là chưa kể nó chồng lấn lên các vùng đặc quyền kinh tế và tài nguyên thềm lục địa của 5 quốc gia Đông Nam Á ven Biển Đông.

Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản trong những năm gần đây và cũng đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á. Bắc Kinh thường sử dụng vị thế này để làm đòn bẩy trong các vụ tranh chấp lãnh thổ.

Làn sóng biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc đại lục và những động thái quyết liệt của chính phủ ở Bắc Kinh đang khiến cho khu vực Đông Nam Á cảm thấy lo ngại. Trung Quốc đe dọa trừng phạt Nhật Bản về kinh tế và các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin về các cuộc biểu tình chống Nhật của “Hoa kiều hải ngoại”. Các cuộc biểu tình chống Nhật của Hoa kiều hải ngoại không chỉ diễn ra ở châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ, Australia mà còn ở Đông Nam Á, nơi hơn có tới 20 triệu Hoa kiều.

Ba ngày sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Jiang Zengwei đã công khai khuyến khích người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay hàng hóa Nhật Bản.

Jin Baisong, phó giám đốc Cơ quan nghiên cứu thương mại thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, còn đi xa hơn. Trong một bài viết đăng trên tờ China Daily ngày 17/9, ông Jin Baisong kêu gọi trừng phạt kinh tế Nhật Bản có chọn lọc. Theo ông, một phân tích về thương mại và đầu tư hai chiều cho thấy Nhật Bản phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, chứ không phải ngược lại. Ông này cho rằng Trung Quốc đang ở vào một vị thế tốt hơn nhiều so với Nhật Bản. Jin Baisong viết Trung Quốc “có khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt các quốc gia khác” vì hiện thời Trung Quốc “là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có dự trữ ngoại tệ lớn nhất và là nước xuất khẩu lớn nhất cũng như lớn thứ hai thế giới về nhập khẩu”.

Trong vụ tranh chấp với Philippines hồi đầu năm nay về chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough ở Biển Đông, Bắc Kinh cũng triển khai tàu công vụ bán quân sự, đội tàu thuyền đánh cá, đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế và móc nối với Hoa kiều ở Philippines nhằm kiểm soát bãi đá cạn này.

Sự lặp lại của các chiến thuật này trong tranh chấp quần đảo Senkaku với Nhật Bản cho thấy chúng đã trở thành một phần của chính sách của Trung Quốc trong việc thực thi tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán với các nước láng giềng ở những vùng biển tranh chấp.

Các chiến thuật này tỏ ra nguy hại hơn đối với khu vực Đông Nam Á hơn so với Nhật Bản, một phần vì ở đây có khá nhiều Hoa kiều sinh sống hơn so với Nhật Bản.

Tranh chấp biển đảo Trung-Nhật ở Đông Hải chỉ liên quan đến vùng biển rộng 68.000 km vuông. Thế nhưng, việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền và các quyền tài phán khác lại chiếm hơn 80% tổng diện tích Biển Đông, tương đương một khu vực có diện tích khoảng 3 triệu km vuông.

Đối với Bắc Kinh, giá trị thương mại và chiến lược tiềm tàng của Biển Đông lớn hơn nhiều so với vùng biển đang tranh chấp với Nhật Bản ở Đông Hải. Khi sức mạnh kinh tế và quân sự gia tăng, Trung Quốc sẽ mạnh bạo hơn trong việc khẳng định chủ quyền ở vùng biển vốn là trung tâm hàng hải của khu vực Đông Nam Á này.

Nếu để cho Trung Quốc thành công trong việc thực thi những yêu sách ở Biển Đông, các nước Malaysia, Brunei và Indonesia sẽ ngã ngửa ra rằng họ có chung biên giới biển với Trung Quốc và đường biên giới biển của Trung Quốc trải dài toàn bộ khu vực bờ biển phía tây của Philippines. Khi đó, 7 trong số 10 nước thành viên ASEAN tiếp giáp với Trung Quốc và Trung Quốc cũng sẽ trở thành một người hàng xóm gần gũi về địa lý của Singapore./.

Minh Bích (theo The Japan Times)

Đất Việt

Tướng Việt Nam: Bảo vệ biển đảo bằng vũ khí hiện đại nhất thế giới

30/9/2012- TPO - Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn – Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục chính trị, cho biết chúng ta bảo vệ biển đảo bằng những vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới.

Phát biểu tại Hội nghị người Việt Nam tại nước ngoài lần 2 diễn ra tại TP HCM ngày 27 và 28 - 9 - 2012, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn – Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam nhấn mạnh: "Chúng ta đã trang bị tàu hộ vệ tên lửa có khả năng bảo vệ cách bờ 200km trở lại, chúng ta cũng có những tên lửa có tầm bắn 600km, và cả những tên lửa nằm trong số những vũ khí hiện đại bậc nhất trên thế giới hiện nay. Chúng ta cũng mua sắm những máy bay đủ sức bảo vệ quần đảo Trường Sa cũng như Hoàng Sa".


Bộ đội Tên lửa Phòng không tham gia các buổi bắn đạn thật, tiêu diệt mục tiêu. Ảnh: Quân đội nhân dân.


Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn . Ảnh: Infonet

Không để mất một đảo ngầm, đảo nổi nào

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn cho biết, Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nhưng nhiều người băn khoăn nếu ta muốn hòa bình mà họ không chịu hòa bình thì sao? Trong trường hợp Trung Quốc âm mưu độc chiếm biển Đông bằng sức mạnh thì sao? Nhà nước, đặc biệt là quân đội đã chuẩn bị mọi phương án để đối phó với tình huống thấp nhất đến tình huống cao nhất. Bản thân các tướng lĩnh Trung Quốc nhận định, nếu đánh chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa chỉ mất khoảng 1 tuần, nhưng giữ được Trường Sa thì Trung Quốc khó có thể giữ được.

"Có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau nhưng chúng ta đều thống nhất tổ quốc Việt Nam là một, chủ quyền của Việt Nam là bất khả xâm phạm. Những năm gần đây, chúng ta không để mất bất kỳ một đảo ngầm, một đảo nổi, một nhà giàn nào của Việt Nam", Thiếu tướng khẳng định.


Chủ quyền của Việt Nam là bất khả xâm phạm. Ảnh: Hoàng Chí Hùng

Cũng theo Thiếu tướng, chúng ta có thể khẳng định Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam, bởi thực tế chúng ta là những người đầu tiên khai phá, khi chưa có nước nào đặt chân khẳng định quần đảo đó, vùng biển đó. Cho nên chúng ta nói chúng ta có cơ sở pháp lý vững chắc khẳng định đó là của Việt Nam.

Cục trưởng Cục tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam nêu rõ: Thế nhưng, năm 1956 nhân cơ hội Pháp rút khỏi Việt Nam để thực hiện hiệp định Genève, trong bối cảnh chưa đủ khả năng để quản lý các vùng biển đảo của Việt Nam, thì Trung Quốc nhân cơ hội đã đánh chiếm cụm đảo phía Đông của Hoàng Sa. Đến 1974, cùng sự thỏa hiệp của Mỹ, Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ cụm đảo phía Tây của Hoàng Sa.

Đối với quần đảo Trường Sa, chúng ta khẳng định chúng ta là nước đầu tiên làm chủ nguyên một vùng biển đảo rộng lớn, tuy nhiên, với lực lượng hải quân nhỏ bé, và điều kiện phát triển chưa cao, chúng ta chỉ làm chủ ở một số đảo. Năm 1971 Philippines đã lấn chiếm và làm chủ 5 đảo thuộc phía Đông của quần đảo Trường Sa (gần Philippines), đến 1973, họ lấn chiếm tiếp hai đảo ở phía Bắc.


"Quân đội đã chuẩn bị mọi phương án để đối phó với tình huống thấp nhất đến tình huống cao nhất"

Với Malayxia, cho đến năm 1979 họ đã lấn chiếm và làm chủ 7 biển đảo ở phía Nam quần đảo Trường Sa. Năm 1988, nhân cơ hội đất nước đang gặp nhiều khó khăn, phải đương đầu với cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam, Trung Quốc đã tiến hành đánh chiếm 7 bãi đá ngầm của Việt Nam ở Trường Sa. Cho đến 2005 họ đánh chiếm tiếp 2 điểm do Philippines quản lý trên quần đảo Trường Sa.

Giữ vững, bảo vệ vững chắc chủ quyền

Nhắc lại vấn đề này để nói rằng, trong quá trình phát triển của đất nước, chúng ta liên tục cố gắng bằng mọi khả năng để bảo vệ chủ quyền trong điều kiện nhất định. Từ đó đến nay, chúng ta đã giữ được nguyên hiện trạng, bảo vệ vững chắc cái chúng ta đã có. Đặc biệt vùng biển theo Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, đó là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Về thềm lục địa của Việt Nam, chúng ta đã cố gắng bảo vệ không cho ai đặt nhà giàn, đặt giàn khoan, trụ thăm dò trong vùng thềm lục địa, vùng đặt quyền kinh tế, thuộc chủ quyền, quyền tài phán trên biển của Việt Nam. Mọi người cần tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã giữ vững và bảo vệ vững chắc cái chúng ta đã có.

Nguồn: Tiền Phong

TQ tập trận cải thiện khả năng tấn công chiếm đảo

Theo Truyền hình Trung Quốc ngày 30/9/2012, Hạm đội Đông Hải của Hải quân Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận bắn đạn thật, nhằm tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu trên đảo.

Các đội tàu chiến tập trung hỏa lực từ nhiều loại khác nhau của các hệ thống vũ khí, được hỗ trợ bởi một hệ thống lệnh trên máy vi tính. Cuộc diễn tập theo một kịch bản hỗ trợ cho việc đỗ bộ, trong khi mô phỏng việc phong tỏa một hòn đảo sử dụng hỏa lực kết hợp giữa hải quân và không quân.

Hạm đội hình chỉ huy Han Xiaohu cho biết khả năng chiến đấu của các hệ thống vũ khí khác nhau và các dịch vụ hậu cần đã đạt hiệu quả kiểm tra, trong khi khả năng chỉ huy từ trụ sở chính để phối hợp các cuộc tấn công đã được tăng cường hơn nữa.


Mắng dân và... cười ngạo nghễ!


Sao Dân tôi bỗng dưng... muốn khóc!


Thế là, mặc cho kết luận của cơ quan quản lý Nhà nước rằng, đập thủy điện Sông Tranh 2 bảo đảm ổn định, an toàn, mặc cho những trấn an với người dân, rằng hãy biết yên tâm và duy trì các hoạt động sản xuất, học tập, sinh hoạt bình thường, và cũng mặc cho đập thủy điện chưa tích nước, đến thời điểm này, ST 2 vẫn liên tiếp có... "kết luận" riêng của nó.


Ai "kém hiểu biết" hơn?


Chỉ trong ngày 23/09, hai trận động đất với cường độ mạnh 4,8 richter đã khiến hàng nghìn người dân các huyện Nam- Bắc Trà My (Quảng Nam) hoảng hốt. 150 người đang dự tiếp xúc cử tri tại xã Trà Đốc bỏ chạy tán loạn.


Đã có gần 120 ngôi nhà, trường học của các xã Trà Đốc, Trà Tân, Trà Sơn và Trà My bị hư hỏng nặng. Ai sẽ phải đền bù thiệt hại đã xảy ra và sẽ xảy ra?  Câu trả lời còn ở thì...tương lai.


Nhưng trong khi chờ đợi "thì tương lai" tới, thì hiện tại, theo ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, do quá lo sợ, nhiều người dân đành vào rừng, làm nhà tạm để sống.


Động đất vốn là thiên tai khiến cả nhân loại luôn kinh hoàng, sợ hãi. Không một quốc gia nào, dù phát triển văn minh, tiên tiến trong khoa học, như Nhật Bản chẳng hạn có thể dám coi thường. Bài học Fukushima mới đây còn đầy nước mắt.


Nữa là những quốc gia còn đang phát triển như Việt Nam. Nữa là cái huyện miền núi còn nghèo, chậm phát triển như Bắc Trà My. Tiếc thay, sau những ngày hoảng hốt chạy tán loạn, người dân Bắc Trà My và cả xã hội hết sức bất bình trước cái cách ứng xử của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn.


Chưa bao giờ, gánh nặng sinh mạng của hàng ngàn người dân thực sự trĩu vai chính quyền huyện Bắc Trà My như lúc này. Thủy điện ST 2 bỗng nhiên như một "chứng nhân" bất đắc dĩ của cuộc đấu khẩu giữa hai bên- chính quyền và các nhà khoa học.


Trước sự vênh nhau giữa phân tích về kỹ thuật với hiện tượng động đất luôn xảy ra, không tin vào những kết luận của đoàn cán bộ khoa học khảo sát, cũng như của Ban Quản lý thủy điện ST 2, ông Đặng Phong, Chủ tịch huyện gay gắt: Chúng tôi vẫn đang nợ người dân câu trả lời về độ an toàn của thủy điện ST 2.


Đã có gần 120 ngôi nhà, trường học hư hỏng nặng sau hàng loạt trận động đất. Ảnh: Thanh Niên


Thì đây, các nhà khoa học, các chuyên gia thủy điện, "trả nợ" dân:


Bà Ngô Thị Lư (Đoàn nghiên cứu Viện Vật lý Địa cầu): Người dân quá kém hiểu biết, chỉ mới nghe động là đã dắt trâu bò, gói ghém đồ đạc bỏ chạy. Bà Ngô Thị Lư còn yêu cầu chính quyền nên giáo dục lại dân.


Ôi trời, cái tâm của một người phụ nữ làm khoa học, lại là ... TS nữa kia! Dân không chạy động đất thì ngồi đợi chờ chết ư, thưa bà Ngô Thị Lư?


Ông Lưu Thế Biểu, Phó Trưởng ban xây dựng Tập đoàn EVN: Nếu các trận động đất lớn hơn xảy ra đập vẫn an toàn. Ngày 13-9, EVN sẽ họp với Bộ Xây dựng để có kết luận cuối cùng và đề nghị Thủ tướng cho phép tích nước. Ông Biểu còn khuyên: Người dân và chính quyền tỉnh Quảng Nam phải tin vào kết luận của các nhà khoa học vì đó là... chân lý.


Còn ông Trần Văn Hải-Trưởng ban Quản lý dự án thủy điện 3, chủ đầu tư công trình ST2: Dân nên chia sẻ và hy sinh cho thủy điện!


Những lời mắng, lời khuyên... thừa, bỗng trở thành bất nhẫn, thưa các nhà khoa học lẫn các nhà quản lý dự án.


Nếu dân không biết chia sẻ và hy sinh, thì đâu phải di dời, chuyển nhà, tìm nơi định cư mới với vô vàn khó khăn của sự khởi đầu lại?


Nếu không biết hy sinh, lấy đâu ra công sức lao động để xây nên con đập thủy điện, mà do những kém cỏi chuyên môn, thậm chí do sự thiếu trách nhiệm và vô lương tâm của những kẻ nào đó, từ điều tra, khảo sát, thiết kế kỹ thuật đến thi công, giờ dân lại đang phải chịu những cơn "đập" nổi giận của đất?


Gần 120 ngôi nhà, trường học của dân nghèo bị  hư hỏng, dân phải chạy vào rừng sống, đã là hy sinh chưa? Hay hy sinh có nghĩa là chấp nhận sống chung với những trận động đất ngày càng lớn về cường độ, thậm chí biết đâu, có thể hủy diệt cả một cộng đồng?

Có kém hiểu biết, dân mới phải "bám víu" vào những khảo sát, kết luận "chân lý" của các nhà khoa học. Thế nhưng, chỉ 10 ngày sau lời khuyên "khoa học là chân lý", đã có tiếp 2 trận động đất khiến dân kinh hồn.


Đến nước này, dư luận xã hội, chỉ mong các nhà khoa học, nhà chuyên môn như bà Ngô Thị Lư, ông Lưu Thế Biểu, ông Trần Văn Hải, và cả những ai ai nữa, khẳng định đầy tự tin vào sự an toàn của ST 2, nên đưa cả gia đình vào khu vực thủy điện chung sống, "chia sẻ" sự... hiểu biết cho người dân Bắc Trà My vốn kém hiểu biết.


Có lẽ khi đó, dân mới hoàn toàn tin phát ngôn của các vị có lý!


Ở góc độ Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam, ông Trần Xuân Thọ cay đắng: Chúng tôi tin các nhà khoa học chứ. Nhưng trước đó họ nói động đất sẽ giảm dần, giờ lại tăng lên thì có gì bất thường không? Giờ lại nói chúng tôi phải chờ ba năm nữa mới có kết quả chính thức là sao? Chỉ sợ khi đó chúng tôi không... còn sống nữa để đợi kết quả.


Không phải ngẫu nhiên ngày 24/9, báo SGTT có bài viết "Dân đáng bị mắng hay nhà khoa học đáng phải ra toà?". Bài báo dẫn chứng, một phiên toà ở Ý từng làm xôn xao giới khoa học, vì theo cáo buộc của công tố viên, các nhà khoa học không cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về khả năng động đất, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về con người và tài sản của dân.


Thông tin khoa học chính xác là yêu cầu tiên quyết, người dân chờ đợi ở các nhà khoa học, trong khi ngày ngày họ vẫn phải "chờ đợi" thảm họa động đất rất có thể lại xảy ra. Liệu ST 2 có cần được đi theo vết xe đổ của các nhà khoa học nước Ý xa lắc xa lơ không?


Nhưng mới đây, một "dư chấn khoa học" khiến xã hội còn sửng sốt hơn. Liệu đây có phải là câu "trả lời" của ST 2 cho các nhà khoa học không:


Khi Lật lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2, người ta sửng sốt, vì trong báo cáo này (lập vào tháng 8/2005), Tập đoàn Điện lực VN- EVN, cho rằng thủy điện ST 2 không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước, không gây rủi ro môi trường.


Thực tế xảy ra trái ngược hẳn, các hiện tượng động đất của ST 2 đều được các chuyên gia phân tích,  đánh giá là động đất kích thích.


Thế nhưng, cũng theo bài báo, một chuyên gia trong nhóm đánh giá nguy hiểm động đất thủy điện ST 2 (thời điểm tháng 8/2005) cho biết, nhóm này chỉ được "đặt hàng" đánh giá nguy hiểm động đất cực đại có thể tới 5,5 độ Richter chứ chưa có những nghiên cứu về động đất kích thích lúc đó!


Chưa có nghiên cứu, mà dám khẳng định trong báo cáo "thủy điện ST2 không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước, không gây rủi ro môi trường". Đó là báo cáo kiểu gì, nếu không phải là thiếu cả trách nhiệm lẫn lương tâm khoa học?


Các nhà khoa học hay đổ tại cho cơ chế quản lý không tạo động lực nghiên cứu. Nhưng ở sự kiện ST 2, các nhà khoa học có trách nhiệm liên đới sẽ trả lời ra sao, về nghiên cứu một đằng, phát biểu một nẻo?


Ông Lê Trí Tập, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã phải nói:


Bây giờ tôi thật sự băn khoăn là có nên tin vào các nhà khoa học hay không vì họ nói không nhất quán gì cả. Đứng trước sinh mệnh của hàng vạn người dân Quảng Nam, tôi tha thiết đề nghị các nhà khoa học phải hết sức trung thực, hết sức khách quan và phải hết sức chính xác khi nhận định về những biến động địa chất ở thủy điện ST2.


Vậy, ai mới là "kém hiểu biết" hơn?


Xin các nhà khoa học, hãy trung thực lên tiếng?


Tại cuộc họp báo mới đây, ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP khẳng định, quan điểm của Chính phủ phải bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Cần thận trọng, theo dõi thêm ST 2, và Chính phủ cũng chưa cho phép tích nước ở thời điểm này.


Đó là quyết định đúng đắn và cần thiết.


Nụ cười ...ngạo nghễ?


Giữa lúc thủy điện ST2 còn chưa biết đi về đâu hỡi tôi, thì ngày 24/09, VietNamNet đưa thông tin "Người có chức quyền thu nhập sẽ khá". Đây được coi là một trong những giải pháp để phòng chống tham nhũng, khiến bạn đọc lập tức phản hồi, phản biện tới tấp về tòa soạn.


Tham nhũng, từ lâu giống như một "chấn thương tâm lý xã hội" cực mạnh. Bởi những thảm họa nó gây ra cho xã hội, khiến dân quá phẫn nộ, vì thậm chí nó đe dọa đến sự tồn vong của chế độ.


Thật ra, quốc gia nào cũng có tham nhũng, từ tư bản đến xã hội chủ nghĩa, nó không phải đặc tính của một thể chế chính trị nào.


Có điều, tham nhũng sẽ bị hạn chế, nếu cơ chế quản lý xã hội thực sự khoa học, phù hợp quy luật thực tiễn, và pháp luật không bị tham nhũng...bịt mắt. Và có điều, tham nhũng ở xã hội ta, nó cũng đặc biệt quá.


Không cứ là quan chức, từ một nhân viên công quyền vô danh tiểu tốt, một giáo viên mầm non, một y tá,  điều dưỡng bệnh nhân..., đều có thể tham nhũng, bởi họ vẫn có quyền với một nhóm người nào đó phụ thuộc họ.


Nhưng quan chức, khả năng tham nhũng lớn, tham nhũng nặng, thì hơn hẳn. Nếu vậy, việc cải cách tiền lương chỉ "ưu tiên" cho quan chức, thì tác động của giải pháp này có phần gây... phản cảm. Sự bàn luận ồn ào ngay sau thông tin, đã giải thích phần nào. Và liệu nó có hiệu quả không?


Xin dẫn chứng, về cái sự tăng tiền bạc trước đây:


Khi ngành giáo dục có chủ trương tăng học phí, một câu hỏi đặt ngược: Liệu có sẽ tăng chất lượng giáo dục không?


Khi ngành y tế có chủ trương tăng viện phí, cũng có  câu hỏi đặt ngược: Liệu có sẽ tăng chất lượng điều trị bệnh không?


Câu trả lời của cả hai ngành giáo dục- y tế: Chưa dám khẳng định, vì chất lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác!


Thật khôn và thật khéo!


Tăng lương có chống được tham nhũng? Ảnh minh họa


Giờ đây, cũng rất có thể, có một câu hỏi đặt ngược: Nếu tăng tiền lương cho các quan chức, liệu tham nhũng có giảm bớt không? Không chừng, giống như ngành giáo dục và y tế, câu trả lời sẽ là: Chưa chắc, vì tham nhũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác!


Thế nên, trong bài viết mới đây trên Tuần Việt Nam, ngày 25/09, tác giả bài viết đã đặt câu hỏi: Tăng lương rồi mà vẫn tham nhũng thì làm gì nữa? Chả lẽ lại...tăng lương tiếp?


Câu hỏi này xin dành cho các chuyên gia tư vấn về chính sách phòng chống tham nhũng.


Quan trọng hơn cả, cơ chế, thiết chế quản lý kinh tế- chính trị- xã hội hiện nay đã thực sự khoa học, phù hợp thực tiễn, để có thể ngăn ngừa, phòng chống và hạn chế tham nhũng chưa?


Câu hỏi này xin dành cho các nhà quản lý chính quyền từ cơ sở...


Sau những ồn ào, sau những quan tâm thông tin về đối thoại phòng chống tham nhũng năm 2012, chờ cho tiếng nói dư luận xã hội lắng xuống, Tham nhũng mới xuất hiện. Đẹp đẽ, hồng hào, trông rất trí thức, lại rất giống đại gia. Rất kẻ cả, gương mặt đầy vẻ ban phát.

Giờ là lúc Tham nhũng đối thoại với Dân tôi:


- Nhà ngươi ăn gì?


- Dĩ nhiên ăn cơm. Thế còn ông, Tham nhũng, ông ăn gì?


- Ta ăn nhiều thứ lắm, tiền bạc, vàng, ngoại tệ, đất đai... Có thế mới đẹp đẽ thế này chứ. Ngươi tuy ăn, nhưng gạo thì đầy thuốc trừ sâu, phân hóa học, thực phẩm, rau củ, hoa quả ô nhiễm, đầy chất bảo quản. Tham nhũng tự tin.


-...


- Ta biết, Dân các ngươi phẫn nộ với Tham nhũng ta lắm. Nhưng Dân các ngươi có biết, vì sao ta không chết, mà vẫn có ba đầu sáu tay? Tại các ngươi cả đấy. Tại các ngươi luôn có nhu cầu khiến ta phải tham nhũng.


Có kẻ nào đó trong các ngươi từng tổng kết, cuộc đời làm dân của hắn, phải "lạy" tới 36 cửa: Cửa xin học, xin tuyển dụng, xin việc làm, xin chữa bệnh, xin công chứng, xin mua bán nhà cửa..v v...và vv...Các ngươi chỉ có quyền xin xỏ. Còn ta, ta có quyền.


- Chả lẽ Dân tôi có nhu cầu của đời sống là có tội?


- Không có tội. Nhưng ta có quyền. Quyền sinh ra lợi, đặc quyền, đặc lợi. Hiểu chưa?


Mà người có biết vì sao người ko chống nổi ta ko? Vì các ngươi có mỗi cái miệng là vũ khí. Lúc nào cũng hô khẩu hiệu: Chống tham nhũng, chống tham nhũng! Làm như cứ hô khẩu hiệu là Tham nhũng ta chết thẳng cẳng í? Tham nhũng cười sằng sặc.


- ...


- Nhưng Dân các ngươi chỉ có quyền hô. Tham nhũng ta cũng hô cùng các ngươi, nhưng ta... "có quyền" không bao giờ chống lại... chính ta? Hiểu chửa?


Và Tham nhũng lại cười. Bước đi. Dáng đi và nụ cười ngạo nghễ, khệnh khạng giống nhau lạ.


Ôi chao. Vừa bị các nhà khoa học mắng. Giờ Dân tôi lại bị Tham nhũng mắng, diễu cợt!


Sao Dân tôi bỗng dưng...muốn khóc!

Kỳ Duyên

--------------


Tham khảo:


http://m.baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Dan-gan-thuy-dien-Song-Tranh-thua-lo-lang-thieu-hieu-biet/20129/233553.datviet


http://phapluattp.vn/2012091312154194p0c1015/tranh-luan-ve-dong-dat-nha-khoa-hoc-mang-dan.htm


http://phapluattp.vn/20120926104351104p0c1015/lat-lai-bao-cao-danh-gia-tac-dong-moi-truong-thuy-dien-song-tranh-2-ngo-ngang.htm


http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-09-26-nha-khoa-hoc-dang-phai-ra-toa-


http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/89635/nguoi-co-chuc-quyen-thu-nhap-se-kha.html


http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-09-24-tang-luong-de-phong-chong-tham-nhung-


"Trung Quốc dùng gái và tiền dụ người Việt Nam làm gián điệp"

30/9/2012- Phỏng vấn cựu tù chính trị Nguyễn Văn Đài

Tin tức phòng thủ các đảo Trường Sa với Trung Quốc là 'vô giá”


Nam Phương/Người Việt

'Tại nhà tù Ba Sao thuộc tỉnh Nam Hà giam giữ khoảng 3 ngàn tù nhân thì có khoảng hơn 30 tù gián điệp người Việt Nam hoạt động cho Trung quốc bị bắt và bỏ tù.'

Đây là lời kể của LS Nguyễn Văn Đài về số tù gián điệp tại phân trại 1 khi ông bị giam ở đó với bản án 4 năm “tuyên truyền chống nhà nước...” chỉ vì vận động dân chủ hóa đất nước.

Các vụ án xử tù gián điệp hầu như không được tường thuật trên báo chí chính thống tại Việt Nam nên không ai nghe nói đến lọai tù này cho tới khi báo Người Việt phỏng vấn hai tù nhân chính trị Nguyễn Văn Đài và Phạm Văn Trội.

Ông Đài hết hạn tù đầu Tháng Ba năm 2012 và ông Trội mới ra tù Tháng 9 vừa qua. Những lời kể về lọai tù gián điệp của hai ông có nhiều điều đáng để ý.

Chúng tôi trình bày các cuộc phỏng vấn hai ông với riêng từng người. Bài báo này là các chi tiết về tù gián điệp ở phân trại 1 cùng khu ông Đài bị giam giữ. Cuộc phỏng vấn kế tiếp sẽ là tù gián điệp ở phân trại 3 qua lời kể của ông Trội.


--------

Nam Phương (Người Việt): Xin được hỏi là trong những ngày ông ở nhà tù Ba Sao, Nam Hà, ông thấy có bao nhiêu tù gián điệp người Việt Nam họat động cho Trung quốc rồi bị bắt?


Cổng vào trại tù Ba Sao ở tỉnh Nam Hà. (Hình tài liệu của Ngừơi Việt)

Ông Nguyễn Văn Đài (NVĐ): Khi tôi bị giam ở Ba Sao, lúc mới tới thì họ giam tôi ở buồng 1 khu A, ở đó có 4 tù nhân từng làm gián điệp cho Trung Quốc. Ở buồng số 2 bên cạnh thì có 4 tù nhân gián điệp. Cuối năm 2008 họ chuyển tôi sang buồng 6 thì có hơn 20 tù nhân gián điệp.

Trước sau, ở phân trại 1 có khoảng trên 30 tù gián điệp cho Trung quốc. Tới khi tôi rời trại thì còn khoảng 20 người.

NV: Như vậy, họ bị giam chung với các loại tù khác?

NVĐ: Tù gián điệp Trung Quốc được giam chung với tù chính trị và tôn giáo.

Ở buồng giam số 1 và số 2 thì những tù nhân gián điệp ở đó đều cộng tác với an ninh trại giam để giám sát các tù nhân Tây Nguyên và các tù chính trị khác. Nhiệm vụ của họ là theo dõi phản ứng của các tù nhân Tây Nguyên và chính trị khi theo dõi các tin tức chính trị qua truyền hình, báo chí. Phản ứng của các tù nhân khi bị trại giam cưỡng bức lao động với mức khoán cao, đôi khi cắt điện, cắt nước, tiêu chuẩn cơm không đủ,…

Những tù nhân gián điệp sẽ theo dõi xem ai kích động, cầm đầu. Sau đó báo cáo với an ninh trại giam. An ninh trại giam sẽ căn cứ vào đó để kỷ luật biệt giam.

Nổi tiếng nhất là Phạm Văn Viết là buồng trưởng của buồng giam số 1, rồi một người tên Hái, quê Cao Bằng, trước đây ở cùng để theo dõi và giám sát anh Nguyễn Vũ Bình, sau này là Cha Lý. Ở buồng số 6 có ông Trung chuyên theo dõi tôi và những người khác.

Nói chung trong buồng giam thì anh em tù người Tây Nguyên và tù chính trị đều biết ai là người cộng tác với an ninh trại giam. Khi tôi vừa tới đó, những anh em Tây Nguyên đã nói nhỏ là phải cẩn thận khi nói chuyện với những người đó. Do vậy bọn tôi rất cẩn thận khi nói chuyện hay tranh luận với họ.

NV: Bằng cách nào ông biết và phân biệt được họ là tù gián điệp?

NVĐ: Thường thường những tù gián điệp Trung Quốc thì tự họ thừa nhận là họ đã từng bị Trung Quốc mua chuộc, rồi trở thành gián điệp lúc nào không biết. Có người thì thừa nhận rằng họ ý thức làm gián điệp cho Trung Quốc ngay từ lúc được tuyển mộ. Đa số là làm gián điệp vì tiền, chỉ có 1 hoặc 2 người làm gián điệp vì bất mãn.

NV: Ông có thể kể tên tuổi về những người tù gián điệp và nếu có thể nhớ được về từng người không?

NVĐ: Người có chức vụ cao nhất là ông Bản, năm nay ngoài 60 tuổi, nguyên là trưởng phòng tình báo của công an tỉnh Lạng Sơn, ông Hái, khoảng 70 tuổi cũng là trưởng phòng tỉnh báo của tỉnh Cao Bằng.

NV: Ông được nghe kể gì về các câu chuyện, hay việc họ từng làm để bị bắt không?

NVĐ: Thông thường những người bị Trung Quốc tuyển mộ thì trước đó họ thường trong vai những người làm ăn, buôn bán sang Trung Quốc để thị sát tình hình. Nhưng không rõ làm sao Cơ quan Phản gián Trung Quốc biết được, sau đó họ bắt giữ và tiến hành đe dọa, mua chuộc bằng tiền và gái đẹp. Kết quả cuối cùng là bị khống chế và trở thành gián điệp.

Những tù gián điệp cho biết rằng, khi cơ quan phản gián Trung Quốc mà mua chuộc thì không ai có thể cưỡng lại được. Bao nhiêu tiền cũng được chấp nhận, gái Trung Quốc cực xinh để cho những tù gián điệp thỏa mãn. Sau khi những người này được 'đánh' trở lại Việt Nam, họ có nhiệm vụ thu thập tất cả các thông tin về kinh tế, chính trị nội bộ của đảng CSVN từ trung ương đến địa phương, thông tin tôn giáo.

Thông tin về quan điểm đối ngoại của VN với các nước như với Mỹ, Nga, Nhật, EU, đặc biệt là Đài loan. Các thông tin về quân sự, đặc biệt là kế hoạch tác chiến, trang thiết bị, quân số phòng thủ của quần đảo Trường Sa với Trung Quốc là vô giá.
Họ cung cấp tiền và hướng dẫn những gián điệp này là cũng sử dụng tiền và gái đẹp để mua chuộc những người có chức vụ trong các cơ quan nhà nước để thu thập thông tin.

Một gián điệp tên là Tuấn kể chuyện anh ta đã dùng tiền, gái đẹp mua chuộc một số sĩ quan ở Học viên quân sự để mua các tài liệu giảng dạy của nhà trường. Kết quả là 3 sĩ quan cùng với nhóm gián điệp của anh bị bắt. Ngoài việc làm gián điệp, cơ quan phản gián Trung Quốc còn cung cấp tiền Việt Nam giả cho những người này mang về Việt Nam sử dụng. Vụ của Tuấn bị phát hiện do hành vi tiêu tiền giả rồi mới đến hành vi gián điệp.

NV:Họ có kể cho ông nghe là được trang bị máy móc gì không (Máy quay phim, máy chụp hình, điện thoại, súng, điện đài truyền tin bí mật) khi làm gián điệp?

NVĐ: Họ chỉ được trang bị máy chụp ảnh và máy quay đặc biệt.

NV: Theo nhận xét của ông thì những người đó bị kết án nặng hay nhẹ?

NVĐ: Theo tôi thấy, làm gián điệp cho Trung Quốc thường bị kết án khá nặng. Những người càng có chức vụ và làm việc ở các tỉnh biên giới thì mức án càng nặng. Tôi thấy có 5 gián điệp bị án chung thân, 1 người 26 năm, 2 người 19 năm, số còn lại từ 10 đến 18 năm.

Mỗi người bị bắt trong những hoàn cảnh khác nhau. Nhưng thông thường họ đã bị an ninh Việt Nam theo dõi trong một thời gian dài trước khi bị bắt. Phần lớn họ đều bị bất ngờ. Tôi không được nghe kể chi tiết về các vụ bắt giữ.

NV: Thưa ông, có ai trong số đó kể cho ông biết họ được Trung Quốc huấn luyện thế nào và trả tiền bao nhiêu không? Hay họ tự nguyện làm gián điệp cho Trung Quốc để đổi lấy quyền lợi nào khác?

NVĐ: Rất ít người được Trung Quốc huấn luyện bài bản. Nhưng TQ đều hứa hẹn nếu bị bắt thì TQ sẽ can thiệp và mức án sẽ rất nhẹ. Khi bị lộ có thể chạy sang Trung Quốc và sẽ được đãi ngộ. Có một vài người họ biết bị lộ và biết sẽ bị bắt, nhưng họ cũng ko dám chạy sang Trung Quốc vì sợ bị thủ tiêu. Trung Quốc chỉ dạy họ cách dùng tiền và gái đẹp để mua chuộc quan chức thôi.

Như trên đã nói, đa số vì tiền, một số bị mua chuộc rồi bị ép buộc. Một số ít thì tình nguyện làm do có người thân lấy chồng hay lấy vợ bên Trung Quốc.

NV: Ông thấy họ có thân nhân tiếp tế không?

NVĐ: Phần lớn tù gián điệp có người thân tiếp tế, chỉ có vài người bị gia đình bỏ rơi do án tù quá dài, gia đình không có điều kiện. Có một số tù chính trị thương cho hoàn cảnh của họ nên mời họ ăn uống và sinh hoạt cùng.

NV: Chúng tôi nghe ông kể là có tù gián điệp được cử làm trưởng buồng. Vai trò của trưởng buồng là gì? Có phải là theo dõi và báo cáo với quản giáo?

NVĐ: Trại giam chỉ lựa chọn tù gián điệp và chỉ những người chấp nhận làm mật vụ cho an ninh trại giam mới được làm trưởng buồng. Hàng năm trại giam có tổ chức bầu cử trưởng buồng, nhưng khi tù nhân chính trị và tôn giáo lựa chọn người thường bảo vệ cho quyền lợi của họ thì không bao giờ trại giam đồng ý. Nên việc bỏ phiếu không có ý nghĩa gì.

NV: Khi tù gián điệp được quản giáo dùng để trị tù chính trị, chắc là họ phải nhử bằng một quyền lợi nào đó (hứa hẹn thả sớm, được ưu đãi gì đó v.v…)?

NVĐ: Tù gián điệp thường được giảm án gấp đôi tù chính trị, những người làm mật vụ thì còn được giảm nhiều hơn. Nhưng những tù gián điệp mà quan hệ thân thiết với tù chính trị thì cũng bị giảm án ít hơn người khác. Tù gián điệp làm mật vụ có thể được giảm mỗi lần đến 12 tháng, những tù gián điệp khác thì từ 8-10 tháng. Còn tù chính trị cao nhất chỉ là 5 tháng.

NV: Xin cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn này!

Theo Người Việt

* Nam Hà là một tỉnh cũ của Việt Nam nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, với tỉnh lỵ là thành phố Nam Định. Tỉnh được thành lập ngày 21 tháng 4 năm 1965 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Hà Nam và Nam Định.

Từ 27 tháng 12 năm 1975, Nam Hà lại được hợp nhất với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, tỉnh Nam Hà được tái lập. Khi tách ra tỉnh Nam Hà có diện tích 2.423,59 km², dân số là 2.435.995 người, gồm thành phố Nam Định, thị xã Hà Nam và 11 huyện: Xuân Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Ninh, Ý Yên, Vụ Bản, Bình Lục, Lý Nhân, Thanh Liêm, Duy Tiên, Kim Bảng.

Theo thống kê năm 1993, tỉnh có diện tích 2.479,8 km², dân số là 2.590.373 người.

Kể từ 6 tháng 11 năm 1996, Nam Hà được chia lại thành hai tỉnh Hà Nam và Nam Định.

Không để mất một tấc biển đảo

30/9/2012- Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của VN. VN có đầy đủ cơ sở pháp lý vững chắc để khẳng định chủ quyền và vấn đề này nhất quán trước sau như một.

Gần 1.000 kiều bào tiêu biểu từ 104 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (về dự hội nghị người VN ở nước ngoài lần thứ hai đang diễn ra tại TP.HCM) đã đồng loạt vỗ tay khi thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn - Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Bộ Quốc phòng) - tuyên bố như thế về quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của đất nước.



Tàu Trường sa 18 thuộc biên chế hạm đội Trường Sa, Hải quân nhân dân Việt Nam.

 

Cần phải tạo được sự đồng thuận cao nhằm tăng cường sức mạnh dân tộc để chống lại các thế lực xâm lăng


Ông Đinh Viết Tứ

Việt kiều Mỹ


Bảo vệ bằng mọi khả năng


Biển Đông là vùng biển rộng lớn, diện tích khoảng 3,5 triệu km2, có 10 nước và vùng lãnh thổ có liên quan trực tiếp. Lịch sử lâu dài đã khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của VN, nhưng trên thực tế đã có xảy ra tranh chấp. Những lo lắng và băn khoăn của kiều bào dường như được xua tan khi thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn thẳng thắn lý giải nguyên nhân.


Theo thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, ở quần đảo Hoàng Sa có 30 đảo lớn, đảo chìm và bãi ngầm. Năm 1954, Pháp rút khỏi VN để thực hiện Hiệp định Genève, quân đội ta từ miền Nam tập kết ra Bắc. Trong bối cảnh chúng ta chưa đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền biển đảo, Trung Quốc đã lợi dụng cơ hội đánh chiếm cụm đảo phía đông của Hoàng Sa, trong đó có Phú Lâm là đảo lớn nhất, nơi Trung Quốc đang xây dựng thành trung tâm của cái gọi là “TP.Tam Sa” và xây sân bay có thể cất và hạ cánh cho Su 27, Su 30. Khi quân đội Mỹ rút khỏi VN để thực hiện Hiệp định Paris, và được sự thỏa hiệp của Mỹ, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ cụm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1.1974 rồi chiếm đóng trái phép từ đó đến nay.


 

Trong phiên bế mạc hội nghị vào chiều qua, các đại biểu kiều bào đã quyên góp được hơn 20.000 USD ủng hộ Trường Sa. Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài đã tiếp nhận số tiền này để chuyển đến giúp đỡ quân và dân đang ngày đêm bảo vệ vùng đất thiêng của Tổ quốc trên biển Đông.



Đối với quần đảo Trường Sa, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn khẳng định VN là nước đầu tiên làm chủ, nhưng với một vùng biển rộng lớn, trong khi lực lượng hải quân nhỏ bé và điều kiện phát triển còn hạn chế trước đây, chúng ta chỉ đóng giữ ở một số đảo. Năm 1988, tiếp tục lợi dụng lúc chúng ta đang giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ, Trung Quốc đã tiến hành cuộc tấn công chiếm 7 bãi đá ngầm của VN ở quần đảo Trường Sa.


Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn nhấn mạnh: “Xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước, chúng ta liên tục và cố gắng bảo vệ chủ quyền bằng mọi khả năng nhưng trong những thời điểm, điều kiện khó khăn nhất định, chúng ta đã không thể giữ trọn tất cả các điểm đảo. Đó là lịch sử để lại như thế. Còn từ đó (năm 1988 - PV) đến nay, VN không để mất một tấc biển đảo nào và chúng ta quyết không bao giờ để chuyện này xảy ra”.


Thiếu tướng Tuấn nói thêm: “Khi xảy ra tranh chấp, chúng tôi biết bà con ở nước ngoài rất lo lắng. Sự quan tâm của bà con là thể hiện lòng yêu nước. Dù có quan điểm, chính kiến khác nhau nhưng chúng ta cùng thống nhất rằng Tổ quốc VN là một, chủ quyền của VN là bất khả xâm phạm”, đồng thời mong muốn bà con có cách nhìn nhận đúng và tin tưởng vào quyết tâm của đất nước trong việc giữ vững toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là sẽ không bao giờ nhân nhượng để Trung Quốc thực hiện việc độc chiếm biển Đông.


 

Dù có quan điểm, chính kiến khác nhau nhưng chúng ta cùng thống nhất rằng Tổ quốc VN là một, chủ quyền của VN là bất khả xâm phạm



Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn



Sức mạnh của đoàn kết


Cộng đồng kiều bào quan tâm đặc biệt đến vấn đề biển Đông. Nhiều người ủng hộ việc Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam, cho rằng đây là một hoạt động lập pháp cần thiết nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của đất nước; đồng thời phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của VN; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước.


Bộ Ngoại giao đánh giá một đóng góp mới và có hiệu quả của cộng đồng kiều bào, đặc biệt là giới trí thức, đó là đã tích cực tham gia đấu tranh cho chủ quyền biển đảo của nước ta. Kết quả là đã hạn chế được một số tạp chí quốc tế đăng bài của tác giả Trung Quốc kèm theo bản đồ có “đường lưỡi bò” phi lý; đã buộc Google phải hiệu chỉnh các bản đồ có thông tin sai lệch về chủ quyền của VN.


Ông Đinh Viết Tứ (Việt kiều Mỹ) nói: “Phần lớn kiều bào cảm thông với nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nhưng trên thực tế vẫn còn một bộ phận nhỏ cực đoan nên có thái độ chống đối, bài xích. Chúng ta phải có những hành động cụ thể để gắn kết cộng đồng kiều bào và người dân trong nước phải là một khối thật sự đoàn kết. Cần phải tạo được sự đồng thuận cao nhằm tăng cường sức mạnh dân tộc để chống lại các thế lực xâm lăng. Để làm được điều này chúng ta cần phải có những thông tin đầy đủ, chính xác, minh bạch cho kiều bào hiểu rõ hơn về chủ quyền biển đảo”.



Không để mất một tấc biển đảo

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn trao đổi bên lề về tình hình biển đảo với bà con Việt kiều - Ảnh: Diệp Đức Minh



Nhà báo Etcetera Nguyễn, Tổng thư ký tờ Viet Weekly (Mỹ), nhìn nhận: “Qua quan sát của chúng tôi, báo chí trong nước đã thông tin về chủ quyền biển đảo rất nhiều. Thời gian gần đây, các học giả, chuyên gia nghiên cứu về biển đảo đã công bố rất nhiều tài liệu nói lên chủ quyền của đất nước đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, những thông tin này dường như chưa đến được một cách đầy đủ đối với các mạng truyền thông của người Việt ở nước ngoài. Do vậy, đối với những người bàng quan thì họ xem những thông tin bịa đặt, bóp méo của những cơ quan truyền thông chống đối là thật và tin vào đó. Những kiều bào chưa trở về quê hương đất nước lần nào thì ít nhiều vẫn còn những định kiến về chủ quyền biển đảo mà VN đang tích cực bảo vệ”.


Để tăng cường niềm tin của tất cả kiều bào đối với chủ quyền biển đảo, nhà báo Etcetera Nguyễn mong muốn nhà nước cần tiếp tục tổ chức nhiều chuyến đi hướng về biển đảo cho cộng đồng kiều bào, mở rộng hơn nữa cho giới báo chí hải ngoại, kể cả những cơ quan truyền thông chưa có sự thông cảm và đang khác biệt về chính kiến đối với VN có điều kiện thuận lợi tiếp cận, tham gia tìm hiểu về chủ quyền biển đảo.


“Trường Sa không phải là vùng đất chỉ để ra tìm sự thích thú mà là để tìm hiểu, giải tỏa những thông tin còn bán tín bán nghi của kiều bào về chủ quyền của đất nước”, nhà báo Etcetera Nguyễn nói.



Tạo luồng dư luận mới



Không để mất một tấc biển đảo

Tháng 4.2012, Bộ Ngoại giao lần đầu tiên tổ chức đoàn kiều bào (hơn 100 người), trong đó có một số cơ quan báo chí ở hải ngoại như Viet Weekly, Phố Bolsa TV, KBC hải ngoại... trực tiếp ra thăm Trường Sa. Nhà báo Etcetera Nguyễn (ảnh) chia sẻ: “Chuyến đi kéo dài 10 ngày, chúng tôi được đặt chân đến nhiều đảo trên quần đảo Trường Sa đang được chính quyền đầu tư nhiều nhân lực, vật lực để bảo vệ chủ quyền. Những ngày sống và làm việc trên đảo, chúng tôi đã ghi lại được nhiều hình ảnh chân thực và đã chuyển tải đến với cộng đồng kiều bào ở Mỹ. Chúng tôi cũng tổ chức triển lãm ảnh về Trường Sa tại Mỹ, thu hút đông đảo kiều bào đến xem, tạo một luồng dư luận mới trong cộng đồng, đó là biển đảo VN vẫn giữ vững chủ quyền của mình”.

Đình Phú


Theo Thanh Niên

Việt-Trung: Đàm phán về biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ

Trong hai ngày 26 – 27/9/2012, tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã diễn ra đàm phán vòng II cấp chuyên viên Việt Nam – Trung Quốc về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.


Vùng biển thuộc Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam.

Bộ Ngoại giao cho biết, đàm phán diễn ra trong không khí hữu nghị, thẳng thắn và xây dựng. Hai bên khẳng định quyết tâm cùng nỗ lực thúc đẩy đàm phán trên cơ sở các nguyên tắc đã được xác định trong “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc” ký tháng 10 năm 2011, vững bước thúc đẩy phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này.
Cả Việt Nam và Trung Quốc đều nhất trí nguyên tắc chỉ đạo phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ là căn cứ vào Luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và thực tiễn quốc tế liên quan.

Hai bên thỏa thuận tiến hành đàm phán vòng III cấp chuyên viên Việt Nam – Trung Quốc về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ vào nửa đầu năm 2013 tại Việt Nam.

Dân Trí

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Tàu Liêu Ninh có phải là tàu sân bay ?

28/9/2012- Theo Wikipedia, Tàu sân bay, hay hàng không mẫu hạm, là một loại tàu chiến được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay — trên thực tế hoạt động như một căn cứ không quân trên biển. Vì vậy các tàu sân bay cho phép lực lượng hải quân triển khai không lực ở các khoảng cách lớn không phụ thuộc vào các căn cứ ở gần đó để làm căn cứ trên mặt đất cho máy bay.


"Tàu sân bay" Liêu Ninh trong buổi lễ bàn giao cho Hải quân Trung Quốc

Trong buổi lễ ra mắt tàu sân bay Liêu Ninh, người ta không nhìn thấy bất cứ một máy bay nào trên boong tàu.

Cho đến hiện tại, những gì người ta nhìn thấy là hình ảnh chiếc máy bay trực thăng Z-8 đang bay lơ lững trên boong tàu như dưới đây:


Một dấu vết trên boong tàu được truyền thông Trung Quốc "nổ" là dấu vết bánh xe của loại máy bay J-15, Trung Quốc làm nhái từ máy bay Su-33 do Nga thiết kế dùng cho tàu sân bay, khi nó hạ cánh xuống chiếc tàu này như dưới đây:


Và hình ảnh chiếc máy bay chiến đấu J-15 đang đỗ trên boong tàu như dưới đây:


Ảnh 4

Tuy nhiên, Tạp chí chính sách ngoại giao của Mỹ, Foreign Policy, trong một bài viết nói rằng: Dấu vết bánh xe của loại máy bay J-15 khi nó hạ cánh xuống chiếc tàu là "hàng giả".

Và rằng: "Bây giờ, những người hiểu biết (về việc hạ cánh xuống tàu sân bay), cho rằng có thể phi hành đoàn của tàu Liêu Ninh lấy một chiếc xe tải kéo một chiếc xe trong tình thế trượt bánh xe khi tài xế dẫm lên phanh lúc họ vượt qua các dây cáp để cung cấp cho sự xuất hiện rằng có một cú va chạm chuyển động trên tàu. Hoặc thứ gì đó thực sự va chạm trong lúc đang di chuyển trong những lần tàu Liêu Ninh chạy thử nghiện trên biển."

Tác giả bài viết kiêu gọi bất kỳ ai nhìn thấy một bằng chứng về việc có một hoạt động cất/ hạ cánh thực sự của một chiến đấu cơ trên tàu Liêu Ninh thì hãy nói cho cô ấy biết.

Tờ The Washington Times cho biết, Cơ quan tình báo Mỹ trong nhiều năm theo dõi chặt chẽ tàu sân bay Varyag, một tàu từ thời Liên Xô được tân trang lại, trong suốt quá trình 10 lần chạy thử nghiệm trên biển. Cho đến nay, không có bất kỳ hình ảnh cho thấy máy bay cất cánh hoặc hạ cánh trên boong tàu này.

Gần nhất Trung Quốc đã cho thấy một chiếc máy bay thực tế trên tàu là J-15 (ảnh 4), máy bay phản lực "mô hình" nhìn thấy với đôi cánh gập trên boong tàu trong quá trình thử nghiệm lần thứ chín vào tháng Bảy. Chiếc máy bay phản lực này được đặt trên tàu bằng cần trục.

Cơ quan tình báo Mỹ đã phát hiện các máy bay phản lực của Trung Quốc trong nhiều năm tiến hành cất cánh ngắn và hạ cánh tại một sân bay nội địa.

Báo Đất Việt cho hay, Trên một tàu sân bay, cáp hãm đà có thể coi là loại thiết bị đặc biệt và quan trọng nhất. Nếu không có cáp hãm đà, tàu sân bay sẽ trở thành "đường một chiều" cho tất cả các máy bay, trừ loại có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng như F-35B hoặc AV-8 Harrier.

các tiêm kích trên hạm chắc chắn sẽ không hoạt động được ngoại trừ các tiêm kích có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng như F-35B, AV-8 Harrier hoặc trực thăng.

Tờ báo bày nói, các tiêm kích trên tàu không hoạt động được do thiếu cáp hãm đà

Đoạn ghi hình: Lễ bàn giao "tàu sân bay" Liêu Ninh cho Hải quân Trung Quốc

Liệu có thể gọi tàu Liêu Ninh là tàu sân bay (hay hàng không mẫu hạm) khi máy bay phản lực chiến đấu không hoạt động được trên con tàu này ?

----

Philippines dọa bắn hạ máy bay Trung Quốc

28/9/2012- (VnMedia) Sau khi Trung Quốc tiết lộ kế hoạch đưa máy bay không người lái đến giám sát các vùng tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông, Philippines đã lên tiếng đe dọa sẽ bắn hạ máy bay của Trung Quốc.


(Ảnh minh họa)

Bộ Quốc phòng Philippines hôm 25/9 cho biết, nước này không thấy có vấn đề gì với kế hoạch của Bắc Kinh trong việc đưa máy bay không người lái đến giám sát các khu vực tranh chấp nếu như những chiếc máy bay đó hoạt động trong phạm vi không phận của Trung Quốc.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines – ông Peter Paul Galvez cảnh báo, máy bay do thám của Trung Quốc có thể bị bắn hạ nếu đi vào khu vực không phận thuộc bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Đây là khu vực đang nằm trong tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines.

Theo ông Galvez, việc máy bay Trung Quốc đi vào không phận của nước khác mà không được phép sẽ là một tính toán sai lầm. Nó có thể làm “trầm trọng thêm tình hình thay vì đóng góp cho giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp hiện nay”.

Phản ứng trước lời đe dọa của Manila, Trung Quốc hôm qua (27/9) đã lên tiếng cảnh báo Philippines không được có bất kỳ hành động quân sự nào nhằm chống lại các máy bay không người lái mà họ triển khai để giám sát các vùng tranh chấp ở khu vực Biển Đông giàu tài nguyên.

“Trung Quốc phản đối bất kỳ hành động khiêu khích quân sự nào ở Biển Đông”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc – ông Yang Yujun cho biết. Ông này đã lên tiếng bảo vệ cho kế hoạch sử dụng máy bay không người lái giám sát các vùng tranh chấp của Trung Quốc, nói rằng động thái đó là “thích hợp và hợp pháp”, tờ Tân Hoa xã đưa tin.

“Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với đảo Hoàng Nham (bãi cạn Scarborough) và những vùng lãnh hải xung quanh. Vì thế, không nghi ngờ gì nữa, máy bay Trung Quốc bay ở không phận trong khu vực này là hợp pháp và đúng đắn”, ông Yang nói.

Trước đó, hồi cuối tuần, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc đã thông báo, nước này có kế hoạch sử dụng một loạt máy bay không người lái để tăng cường khả năng giám sát hàng hải của mình đồng thời củng cố các nỗ lực giám sát những quần đảo và nhóm đảo tranh chấp, trong đó có Điếu Ngư và Hoàng Nham.

Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với 4 nước gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Bắc Kinh cũng đang có tranh chấp một quần đảo với Tokyo ở biển Hoa Đông.

Hồi tháng 4 vừa rồi, tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines xung quanh bãi cạn Scarborough ở Biển Đông đã bùng phát căng thẳng sau khi xảy ra sự kiện một máy bay do thám của Hải quân Philippine phát hiện 8 tàu đánh cá của Trung Quốc lượn lờ đánh bắt cá ở khu vực bãi cạn tranh chấp. Vụ việc này đã dẫn đến một cuộc va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippine thuộc lớp Hamilton và hai tàu hải giám của Trung Quốc. Đây chính là “mồi lửa” châm ngòi cho một cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài 2 tháng giữa Manila và Bắc Kinh.

Philippines tuyên bố sẽ đáp trả tàu thuyền Trung Quốc

Sau những căng thẳng kéo dài, Manila và Bắc Kinh đã nỗ lực tìm cách làm dịu tình hình. Hai bên đã cam kết sẽ rút hết tàu thuyền ra khỏi vùng tranh chấp quanh bãi cạn Scarborough để thể hiện thiện chí mong muốn giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay một cách hòa bình.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Albert del Rosario hôm 26/9 cho biết, tàu thuyền của Trung Quốc vẫn tiếp tục lượn lờ ở khu vực tranh chấp. Ông Rosario tuyên bố, chính phủ Philippines có thể sẽ phải đáp trả tàu thuyền Trung Quốc.

Theo lời Ngoại trưởng Del Rosario cho biết trong một bài phát biểu quan trọng tại diễn đàn Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở thủ đô Washington, D.C, Manila và Bắc Kinh trước đó đã thỏa thuận rút hết tàu thuyền của hai bên ra khỏi bãi cạn Scarborough. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không rút tàu thuyền của mình ra khỏi khu vực thậm chí kể cả khi các tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines đã rời khỏi khu vực tranh chấp.

"Đã có thỏa thuận giữa hai nước về việc rút tàu thuyền ra khỏi bãi cạn. Philippines đã rút hết tàu thuyền của mình nhưng phía Trung Quốc không tuân theo thỏa thuận. Chúng tôi đang tiếp tục yêu cầu họ thực hiện thỏa thuận để thể hiện thiện chí và mong muốn của họ trong việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước”, ông Rosario phát biểu.

Ngoại trưởng Rosario cho hay, Philippines vẫn đang đánh giá tình hình. "Chúng tôi tin rằng, họ nên thực hiện thỏa thuận đó và tất nhiên, nếu họ tiếp tục vi phạm các quyền chủ quyền của Philippines trong khu vực, chúng tôi sẽ phải xem xét biện pháp đáp trả. Chúng tôi chưa biết sẽ đáp trả như thế nào”, ông Rosario cho biết.

Lực lượng Không quân Philippines gần đây đã thực hiện các chuyến bay giám sát và đã phát hiện 3 tàu của Trung Quốc vẫn đang quanh quẩn ngay bên ngoài bãi cạn Scarborough. Trung Quốc cũng đã dùng dây thừng để chặn đường vào bãi cạn.

Bãi cạn Scarborough là nơi chứng kiến cuộc đối đầu căng thẳng và quyết liệt giữa Philippines và Trung Quốc kéo dài suốt hai tháng, bắt đầu từ tháng 4. Trong suốt thời gian đó, người ta đã chứng kiến một Manila ngày càng cứng rắn, quyết liệt và không ngại đối đầu trực tiếp với một nước lớn như Trung Quốc.

Khác với những lần căng thẳng trước, lần này, Philippines tỏ ra mạnh mẽ hơn rất nhiều. Nước này nhiều lần tuyên bố sẽ không lùi bước trong cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện nay với Trung Quốc. Điều đó được thể hiện rất rõ qua các động thái của giới lãnh đạo ở Manila trong thời gian qua. Tổng thống Beningo Aquino III cũng như nhiều quan chức cấp cao khác của Philippines không ngần ngại chỉ trích, tố tội Trung Quốc bằng những ngôn từ mạnh mẽ, sắc nhọn. Sự cứng rắn của Manila khiến nhiều nước láng giềng Châu Á bất ngờ.

Ngoài dùng ngôn từ mạnh, Philippines còn có những hành động cứng rắn khác như đưa tàu thuyền ra vùng tranh chấp, cấp tập mua sắm thêm vũ khí hiện đại để sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc. Một trong những lý do khiến Manila mạnh mẽ và cứng rắn hơn với Bắc Kinh là do nước này có sự hậu thuẫn của đồng minh thân thiết cũng là cường quốc quân sự số 1 thế giới – Mỹ.

Nguồn: VnMedia

Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam-Ấn Độ

28/9/2012- Ngày 26/9, tại Thủ đô New Delhi, Cộng hòa Ấn Độ đã diễn ra Đối thoại Chiến lược Quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 7.


Toàn cảnh Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam-Ấn Độ

Đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn và Đoàn nước chủ nhà do Ngài Shashi Kant Shamar, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã tham gia Đối thoại trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Ấn Độ và Việt Nam đã đẩy mạnh hợp tác hải quân trong khi Trung Quốc ngày càng khó chịu với sự hiện diện của hải quân Ấn Độ ở Biển Đông. Vai trò của Ấn Độ là hỗ trợ tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế. Đối thoại an ninh giữa hai nước đã diễn ra sau chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đến Ấn Độ.

Hai bên (Việt Nam và Ấn Độ) đã trao đổi về tình hình an ninh thế giới và khu vực, các cấu trúc an ninh khu vực và quan hệ quốc phòng song phương. Hai bên vui mừng nhận thấy quan hệ quốc phòng giữa hai nước vừa qua đã đạt những kết quả rất tốt đẹp; nhất trí trong thời gian tới sẽ tăng cường hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng trong khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ. Hai bên thỏa thuận Đối thoại Chiến lược Quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2013.

Trả lời phỏng vấn phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Ấn Độ, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết trong những năm gần đây quan hệ quốc phòng Ấn Độ và Việt Nam có những dấu ấn rất quan trọng. Năm 2010, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã ký Bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng, theo đó đề ra khuôn khổ cũng như những lĩnh vực hợp tác quốc phòng song phương.

Năm 2011, trong chuyến thăm chính thức Cộng hoà Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hai bên đã quyết tâm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ, coi hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột hợp tác chiến lược giữa hai nước.

Nhiệm vụ của Đối thoại chiến lược lần này là cụ thể hoá quyết tâm của Lãnh đạo, cũng như cam kết của hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Ấn Độ. Có hai kết quả lớn đạt được trong Đối thoại chiến lược lần này: Một là hai bên đã trao đổi đầy đủ và thẳng thắn trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị về các vấn đề an ninh thế giới và khu vực, từ đó vạch ra những định hướng tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng. Hai là cụ thể hoá một số lĩnh vực hợp tác và sẽ triển khai trong thời gian tới như trao đổi các đoàn, huấn luyện, đào tạo, trao đổi về khoa học – công nghệ, an ninh và quốc phòng.

Sau cuộc Đối thoại, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony, và Cố vấn Quốc gia Shivshankar Menon đã thân mật tiếp Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã thông báo kết quả Đối thoại và kết quả làm việc của Đoàn với một số đơn vị Quân đội Ấn Độ; chân thành cảm ơn sự đón tiếp chu đáo mà Chính phủ, Bộ Quốc phòng và các đơn vị quân đội Ấn Độ đã dành cho Đoàn; bày tỏ sự tin tưởng về quan hệ hợp tác trong một số lĩnh vực như công nghiệp quốc phòng, kỹ thuật quân sự, huấn luyện đào tạo… và chia sẻ kinh nghiệm của Bộ Quốc phòng Ấn Độ trong tham gia hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình.

Các vị lãnh đạo Ấn Độ đã bày tỏ sự vui mừng được đón tiếp đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đến thăm và đồng chủ trì Đối thoại Chiến lược Quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 7, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam và Ấn Độ có nhiều nét tương đồng về văn hóa, mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội, cũng như có quan điểm ủng hộ lẫn nhau trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực. Ngài Bộ trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia bày tỏ vui mừng trước kết quả của cuộc Đối thoại và tin tưởng sẽ tiếp tục tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực giữa hai nước và hai quân đội.

Chiều cùng ngày, Viện Nghiên cứu chiến lược quốc phòng (IDS), bộ Quốc phòng Việt Nam và Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Ấn Độ (IDSA) đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác, theo đó hai bên sẽ tiến hành hợp tác nghiên cứu về các chủ đề chiến lược và những vấn đề chung mà hai bên cùng quan tâm, chẳng hạn như chính sách quốc phòng, các vấn đề liên quan đến an ninh, quốc phòng; hai Viện sẽ cùng tổ chức các cuộc hội thảo về những vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm; hai Viện sẽ mời nhau tham dự các hội nghị và hội thảo quốc tế do mình tổ chức; trao đổi các công trình nghiên cứu và các ẩn phẩm xuất bản nghiên cứu, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm nghiên cứu.

Việt Nam đã có mối quan hệ truyền thống với Ấn Độ và - như Ấn Độ - đã chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược trước đây. Nếu Ấn Độ đã chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược vào năm 1962, thì Việt Nam cũng có một cuộc chiến, tuy ngắn ngũi nhưng ác liệt và đẫm máu, chống Trung Quốc xâm lược năm 1979. Giống như Ấn Độ, quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc đã được cải thiện từ sau những cuộc chiến đó. Việt Nam đã được coi là một người bạn truyền thống của Ấn Độ từ những năm 1950 xuyên qua cuộc chiến tranh chống Mỹ của người Việt.

Các nước láng giềng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, ngày càng lo lắng về sự thống trị của Bắc Kinh trong khu vực, ví dụ mới nhất trong số đó là tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản./.

Tổng hợp từ Xã Luận và Deccan Chronicle.
--------

Hoa hậu Hương Thảo: "Tôi mặc trên người toàn hàng Trung Quốc"

28/9/2012- Câu nói "Tôi mặc trên người toàn hàng Trung Quốc" của Hoa khôi thể thao 2012 trong một bài phỏng vấn đã khiến cô hứng khá nhiều chỉ trích của các người đẹp khác.

Trong một bài phỏng vấn gầy đây, Lại Hương Thảo muốn nhấn mạnh tới việc mình không chạy theo xu thế dùng hàng hiệu hàng chục triệu đồng giống như nhiều người đẹp khác, nhưng một câu trả lời của cô đã khiến không ít người đọc phải lắc đầu ngán ngẩm: "Hiện tại đồ trên người tôi toàn đồ Trung Quốc hết, hoa tai Chanel mỹ ký Trung Quốc của một người bạn cùng thi Miss Sport tặng, vòng bạc, nhẫn bạc thì tự mua. Cái áo bò có 150 ngàn đồng, quần jeans 300 ngàn đồng, đều hàng Trung Quốc. Đến 'đôi giày Hermes' này cũng 250 ngàn đồng thôi".


Hoa hậu cộng đồng/ Hoa khôi thể thao 2012 Lại Hương Thảo

--> Hương Thảo đoạt giải Hoa hậu cộng đồng


Trước câu nói quá thành thật này, Lại Hương Thảo khiến cư dân mạng "nóng mặt", vì một người đẹp từng đại diện cho nhan sắc Việt tại đấu trường nhan sắc quốc tế Hoa hậu Siêu quốc gia mà lại có những suy nghĩ, phát ngôn quá ngô nghê đến vậy. Nhiều người đặt câu hỏi: "Nếu các thí sinh hoa hậu thế giới vô tình đọc bài phỏng vấn đó và hiểu đại diện của Việt Nam nói gì, mọi người sẽ nghĩ sao về ý thức của một người đẹp được coi là đại diện cho vẻ đẹp quốc gia?".


Trên một số diễn đàn và trang cá nhân, nhiều cư dân mạng xem đây là "thảm họa của người đẹp trong phát ngôn". Hoa hậu Diễm Hương viết trên trang cá nhân: "Thật là dở khóc dở cười với phát ngôn của một hoa khôi!".

Trao đổi qua điện thoại khi đang tham gia một sự kiện diễn ra tại Hà Nội, Diễm Hương cho biết cô không muốn bàn nhiều về những phát ngôn của người khác nhưng cá nhân cô nghĩ việc vô tình cổ vũ người khác dùng hàng nhái là không nên: "Thành thật là một điều tốt, nhưng là người của công chúng thì khi phát ngôn cũng nên cân nhắc, vì tiếng nói của một người đẹp, người nổi tiếng rất có sức ảnh hưởng và tác động đến xã hội.

Bản thân tôi không bao giờ cổ vũ việc dùng hàng nhái. Nếu có tiền thì mình dùng hàng hiệu, không có tiền thì mình có thể dùng những trang phục tự may hoặc của các nhà thiết kế trẻ trong nước. Còn việc dùng hàng Trung Quốc tôi nghĩ là không nên vì như các bạn đã biết, báo chí truyền thông từng lên tiếng về việc tràn lan hàng Trung Quốc trôi nổi, không có ai thẩm định và kiểm tra chất lượng cũng như chẳng lấy gì để đảm bảo rằng nó an toàn, tốt cho sức khỏe nên cá nhân tôi hoàn toàn phản đối việc cổ súy dùng hàng Trung Quốc".


Hoa hậu Diễm Hương cho biết cô không ủng hộ dùng hàng Trung Quốc trôi nổi và càng không ủng hộ việc dùng hàng "nhái", vì điều đó giống như việc đồng lõa với cái xấu, không giúp cho làng thời trang Việt phát triển.

Đang quay hình cho một chương trình, cựu người mẫu Thúy Hạnh - giám đốc chuyên môn Elite Việt Nam chia sẻ cái nhìn cởi mở hơn. Cô nói: "Tôi thấy có một thực tế là hiện nay đồ Trung Quốc tràn lan tại Việt Nam và nhiều người cũng đang sử dụng. Tôi nghĩ, Hương Thảo chia sẻ thông tin một cách quá thành thật, còn suy nghĩ theo hướng nào thì đó là quyền của độc giả đặt góc nhìn ở khía cạnh tích cực hay là tiêu cực".

Đại diện ban tổ chức cuộc thi Hoa khôi thể thao 2012 - hoa khôi Thu Hương (cũng là đơn vị cùng với Elite Việt Nam đưa Lại Hương Thảo đi thi Hoa hậu Siêu quốc gia 2012) cho biết cô chưa hay gì về việc trả lời phỏng vấn hay phát ngôn trên của Lại Hương Thảo. Cô hứa sau khi xem xét thông tin và tìm hiểu kỹ sẽ có câu trả lời sớm nhất về việc này.

Từ Quảng Ninh, Lại Hương Thảo cho biết cô cũng có nhiều điều muốn chia sẻ xung quanh bài trả lời phỏng vấn ngô nghê. Người đẹp này từ chối trả lời qua điện thoại và cần thêm thời gian để suy nghĩ, trả lời vấn đề một cách thấu đáo.

Đầu tháng 8/2012, với màn múa lụa cùng với vẻ đẹp khỏe khoắn, giao tiếp thân thiện, Lại Hương Thảo đã đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi Hoa khôi thể thao 2012. Trả lời phỏng vấn ngay sau khi đăng quang, Lại Hương Thảo cho biết cô biết kiếm tiền từ năm 14 tuổi với công việc của một vận động viên bóng chuyền cấp tỉnh. Cô chia sẻ: "Tiền lương lúc đó hình như là 240.000 đồng/tháng. Số tiền đó tuy ít ỏi nhưng tôi cảm thấy rất vui vì có được từ công sức lao động của bản thân... Tôi quan niệm thái độ trước đồng tiền là thái độ trước cuộc sống. Tôi là người biết lao động làm ra tiền bằng công sức của bản thân ngay từ nhỏ nên hiểu giá trị của đồng tiền và công sức của lao động. Những đồng tiền không làm ra từ đôi bàn tay lao động chân chính thì nó không mang ý nghĩa gì cả. Hiểu điều đó nên tôi không lo lắm những cám dỗ hay sự sa ngã".

Theo Infonet

http://news.zing.vn/nguoi-dep/diem-huong-chi-trich-phat-ngon-mac-toan-hang-trung-quoc-cua-huong-thao/a275639.html

Sức mạnh Cảnh sát biển Việt Nam trên biển Đông

27/9/2012- Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam ngoài vai trò bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc, còn phải thường xuyên túc trực, sẵn sàng nhổ neo tiến ra biển bảo vệ ngư dân, bảo vệ biển.


Tàu hiện đại DN 2000

--> Đoạn ghi hình: Cảnh sát biển Việt Nam giử bình yên cho biển

Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Điều 1, Pháp lệnh Cảnh sát biển Việt Nam).


Cảnh sát biển Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài 3.260km và vùng thềm lục địa rộng gần 1 triệu Km2 bao gồm hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có hai quần đảo lớn Hoàng Sa – Trường Sa.


Cảnh sát biển Việt Nam

Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận ra tầm quan trọng của kinh tế biển và các vấn đề phức tạp trong công tác bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, bảo vệ tài nguyên biển quốc gia.

Để lực lượng cảnh sát biển có thể thực hiện tốt nhiệm vụ: kiểm tra, kiểm soát để bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường; phát hiện ngăn chặn, đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Trong những năm qua, chính phủ đã quan tâm và tiến hành đầu tư đóng nhiều loại tàu tuần tra, mua sắm trang thiết bị hiện đại cho cảnh sát biển.

Hiện nay, trong biên chế của cảnh sát biển có nhiều tàu tuần tra TT-120, tàu TT-200 và tàu TT- 400 với lượng giãn nước lần lượt là 120, 200 và 400 tấn.


Tàu tuần tra

Đây đều là loại tàu cao tốc vỏ thép, tính tự động hóa cao, lắp đặt nhiều thiết bị điện tử hiện đại, có khả năng chịu sóng gió cấp 8-10. Các tàu thường được vũ trang tháp pháo cỡ nòng nhỏ để phòng vệ khi cần.


Tàu kéo cứu hộ

Để đáp ứng nhiệm tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn ngư dân gặp nạn trên biển, Cảnh sát biển còn được trang bị thêm 4 tàu kéo cứu hộ (CSB 9001, 9002, 9003, 9004) do Tập đoàn Damen Hà Lan thiết kế, công ty Sông Thu sản xuất trong nước. Tàu kéo này có lượng giãn nước 1.400 tấn, dài 52,4m, rộng 12m. Tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, sóng to gió lớn, thời gian 30 ngày đêm.


Cảnh sát biển đã thường xuyên tiến hành chuyến tuần tra kiểm soát trên vùng biển Việt Nam

Trong tương lai gần, đội tàu Cảnh sát biển sẽ có thêm tàu hiện đại DN 2000 do Tập đoàn Damen Hà Lan thiết kế, doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam thực hiện.

Cảnh sát biển Việt Nam cũng được trang bị 3 máy bay tuần thám biển C-212-400 do Tập đoàn CASA Tây Ban Nha thiết kế sản xuất. Theo thiết kế của nhà sản xuất, C212-400 có thể mang súng máy và rocket để tham gia tấn công trên biển.


Máy bay tuần thám biển C-212-400

Phải quản lý vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam hết sức nặng nề. Cảnh sát biển phải vừa thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền, vừa chống buôn lậu trên biển, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn…


Cứu giúp, khám bệnh cho ngư dân

Trong vai trò bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc, những năm qua cảnh sát biển đã thường xuyên tiến hành chuyến tuần tra kiểm soát trên vùng biển Việt Nam, kiên quyết xử lý các hành động vi phạm chủ quyền của tàu nước ngoài.


Làm nhiệm vụ

Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng khác mà cảnh sát biển phải tham gia đấu tranh, chống buôn lậu (buôn ma túy) bằng đường biển. Những năm qua, cảnh sát biển đã tiến hành kiểm tra xử lý hàng nghìn tàu thuyền vi phạm, phá thành công hơn 100 chuyên án lớn.


Cảnh sát biển Việt Nam

Bên canh nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trên biển, cảnh sát biển cũng là lực lượng nòng cốt làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển khi có tình huống khẩn cấp xảy ra. Những năm qua, cảnh sát biển đã cứu được hàng trăm ngư dân Việt Nam (và nước ngoài) cùng phương tiện tàu cá gặp nạn.

Với bà con ngư dân, cảnh sát biển cũng “kiêm nhiệm” tuyên truyền vận động ngư dân nắm vững pháp luật, tôn trọng điều ước quốc tế để từ đó nâng cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh chống sự xâm phạm lãnh hải của nước ngoài.


Cảnh giác, đấu tranh chống sự xâm phạm lãnh hải của nước ngoài

Chuẩn Đô đốc Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cảnh sát biển cho biết “Những năm tới, tình hình trên biển Đông vẫn còn diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, cần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Trong đó, cảnh sát biển là nòng cốt, cần tập trung vào một số nội dung chính như xây dựng đội ngũ, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên có bản lĩnh chính trị vững vàng; có trình độ chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng và Tổ quốc, Nhân dân; sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trên giao, xử lý tốt các tình huống trên biển để đáp ứng cả nhiệm vụ trong nước và quốc tế”

Tổng hợp QĐND,ĐVO

http://nguyentandung.org/suc-manh-canh-sat-bien-viet-nam-tren-bien-dong.html

Khánh Ly vẫn sẽ hát ở Việt Nam

28/9/2012- Trước các nguồn tin trái chiều, đại diện của phòng trà Đồng Dao đã khẳng định nữ ca sĩ kỳ cựu sẽ về biểu diễn tại Việt Nam.


Ca sĩ Khánh Ly

Sáng ngày 26/9, một số nguồn tin từ hải ngoại được cho là đã dẫn lời của Khánh Ly khẳng định rằng từ giờ cho đến Tết, cô bận lịch diễn kín mít đồng thời cũng hề biết gì về chuyện sẽ biểu diễn tại Việt Nam. Cũng theo những nguồn tin này thì trong khoảng thời gian cuối năm nay, Khánh Ly sẽ tập trung cho CD&DVD hát thánh ca cũng như hoạt động kỷ niệm 50 ca hát của mình.

--> Khánh Ly không hát tại Việt Nam trong tháng 11

Trước các thông tin trái chiều như vậy, phóng viên VietNamNet đã liên lạc với ông Nguyễn Ngọc Sơn, chủ phòng trà Đồng Dao cũng như công ty TNHH Giải trí Đồng Dao để xác minh lại một lần nữa. Và theo ông Sơn khẳng định thì việc “người đàn bà hát nhạc Trịnh hay nhất” sẽ về biểu diễn ở Việt Nam là hoàn toàn chính xác.

“Thực ra, chúng tôi chưa xác định được thời gian cụ thể là vì còn chờ vào giấy phép. Sau khi được cấp phép rồi thì hiện chúng tôi đang liên lạc với chị Khánh Ly để lên lịch diễn. Nếu không có gì thay đổi thì chúng tôi sẽ thực hiện bốn chương trình tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM như mọi người đã biết.” ông Sơn nói.

Về các nguồn tin từ phía hải ngoại, ông Sơn cho biết rằng những thông tin này thực ra không chính xác và không đáng tin. Còn nếu như ca sĩ Khánh Ly có trả lời như vậy thì có thể, cô đang có áp lực bởi nhiều nguyên nhân.

Cũng theo ông Sơn thì nhiều khả năng chương trình sẽ diễn ra vào tháng 12 chứ không phải là tháng 11 như báo chí đã đưa tin. Danh sách các ca sĩ khách mời vẫn là Tuấn Ngọc, Elvis Phương và Hà Anh Tuấn.

Bay về âm thầm?

Trang mạng Giáo dục Việt Nam dẫn nguồn giấu tên mà họ giới thiệu là “một ca sĩ nổi tiếng, hiện đang sống ở Việt Nam, thân với Khánh Ly như một người em gái”.

Người này nói: “Tôi chắc chắn là chị Khánh Ly sẽ về Việt Nam hát trong tháng 11/2012.”

“Chị Ly đã có gọi về, giọng rất mừng rỡ vì sắp được biểu diễn ở Việt Nam, cách đây không lâu.”

Nguồn giấu tên này tuyên bố bà Khánh Ly “muốn đến ngày là bay về thẳng Việt Nam một cách âm thầm, không ai biết”, vì "nhiều lý do tế nhị... vì muốn tránh những rắc rối không đáng có tại Mỹ".

Trong phỏng vấn mới đây với BBC, bản thân ca sỹ Khánh Ly cũng thừa nhận sẽ "không ngạc nhiên nếu gặp sự phản đối" khi về biểu diễn ở Việt Nam.

Cũng trên trang Giáo dục Việt Nam, em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bà Trịnh Vĩnh Trinh, tiết lộ đã “gửi thư chúc mừng” ca sĩ Khánh Ly.

Nhưng bà cũng thừa nhận không rõ liệu nữ ca sĩ có về Việt Nam tháng 11 hay không vì bản thân bà Trịnh Vĩnh Trinh “chỉ đọc tin tức qua báo mạng” về việc này.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Nhân, Trưởng phòng Quản lý Biểu diễn và băng đĩa, Cục Nghệ thuật Biểu diễn của Việt Nam, cho hay việc cấp phép dựa trên đề nghị của Công ty TNHH Giải trí Đồng Dao.

Nhưng trên báo Dân Trí, ông Nhân nói “thực tế, Khánh Ly có biểu diễn hay không, vấn đề này thuộc về phía đơn vị tổ chức.”

Còn ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, tuyên bố: “Bằng quyết định này, chúng tôi muốn thể hiện chính sách cởi mở của Nhà nước, tạo điều kiện cho những nghệ sĩ nay muốn hướng về Tổ quốc, có thể trở về biểu diễn cho đồng bào mình, ngay trên quê hương mình."



Theo Vietnamnet/ BBC