Theo truyền thông Nga, Việt Nam cần hiện đại hóa hệ thống phòng không, đồng thời muốn Nga giúp huấn luyện quân nhân, đặc biệt là đội ngũ vận hành 6 tàu ngầm “Kilo” mà Việt Nam đã đặt mua trước đây.
Theo TTXVN, trong một cuộc họp cách đây hơn một tuần của Ủy ban hợp tác quân sự-kỹ thuật của Liên bang Nga với nước ngoài, tổng thống Vladimir Putin đã yêu cầu các giới chức hữu trách nâng cấp quan hệ hợp tác quân sự-kỹ thuật với bốn đối tác của Moskow trong khối BRICS (Brasil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), cũng như với Việt Nam. Tại sao Việt Nam được nâng cấp quan hệ lên hàng “top five” như thế?
Theo tổng thống Putin, Trung Quốc và Ấn Độ là hai đối tác truyền thống quan trọng, Brasil và Nam Phi là hai đối tác mới có tiềm năng, còn Việt Nam “đã chứng tỏ là một đối tác tin cậy của Nga trong vùng, đang dần dần đẩy mạnh hợp tác quân sự-kỹ thuật với Nga sau một thời gian gián đoạn”.
Trong phát biểu đọc tại cuộc họp ở dinh Novo Ogarevo vào ngày 17.10, ông Putin đã xác định các nội dung cụ thể của khái niệm “nâng cấp quan hệ”. Theo ông, đây không chỉ là quan hệ buôn bán đơn thuần, mà còn là hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D), sản xuất và chế tạo, thành lập các trung tâm dịch vụ và bảo hành các loại vũ khí, thiết bị quân sự, hợp tác với nhau trong việc xuất khẩu các thiết bị này sang các nước thứ ba.
Theo tin từ bộ Quốc phòng Nga, ngày 20.10 vừa qua, một đoàn tướng lĩnh và quan chức của quân đội Việt Nam do thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng QĐNDVN dẫn đầu đã sang Nga tham dự buổi lễ khởi công đóng tàu ngầm cho Việt Nam tại nhà máy Admiralteisky.
Đoàn của thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo bộ Quốc phòng Nga tại Moscow để bàn về các vấn đề hợp tác quân sự và bảo đảm an ninh cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Theo truyền thông Nga, Việt Nam cần hiện đại hóa hệ thống phòng không, đồng thời muốn Nga giúp huấn luyện quân nhân, đặc biệt là đội ngũ vận hành 6 tàu ngầm “Kilo” mà Việt Nam đã đặt mua trước đây.
Theo Trung tâm phân tích thương mại về vũ khí của thế giới (TsAMTO), trong giai đoạn 2012-2015, cơ cấu xuất khẩu vũ khí của Nga sẽ có thay đổi. Việt Nam chiếm vị trí thứ ba sau Ấn Độ và Venesuela. Nhờ có vũ khí của Nga, Việt Nam đã cũng cố lực lượng hải quân của mình. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với đất nước trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên Biển Đông.
Giám đốc trung tâm TsAMTO Igor Korotchenko nhận định: “Việt Nam đã mua 12 tàu tên lửa “Molnia” có sức chiến đấu và tấn công mạnh. Trong số này, hai tàu được cung cấp từ Nga, còn mười chiếc khác được cấp phép đóng tại Việt Nam. Hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm “Kilo 636” sẽ đưa Việt Nam lên vị trí một trong những ‘thủ lĩnh khu vực” sở hữu một lực lượng tàu ngầm mạnh. Một chỉ dấu đầy ý nghĩa khác là thỏa thuận về việc thành lập xí nghiệp liên doanh sản xuất tên lửa chống hạm loại “Uran”.
Phương hướng quan trọng trong hợp tác kỹ thuât-quân sự giữa hai nước là hiện đại hóa tất cả các vũ khí Xô-viết hiện có trong bộ trang bị của quân đội Việt Nam. Nhờ biện pháp cung cấp kịp thời và đúng lúc, thời hạn sử dụng của các trang thiết bị này có thể kéo dài thêm từ 10 đến 15 năm. Ông Korotchenko dự đoán: “Tất cả những công đoạn này khiến Việt Nam trở thành đối tác ổn định và tiên liệu được của nước Nga”.
Theo SGTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét