Varshavyanka là lớp tàu ngầm hiện đại, có khả năng phóng ngư lôi, tên lửa và thả thủy lôi. Ảnh navaltoday.com
Ông Yuri Eremeev, nguyên Phó Tổng giám đốc Nhà máy đóng tàu Admiralteisky, cho biết: “Các tàu ngầm này có kết cấu đồng bộ hiện đại nhất, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học và kỹ thuật của ngành chế tạo tàu ngầm phi hạt nhân. Đặc biệt, các tàu ngầm này được nâng cấp về vật liệu chống dội âm, hệ thống quản lý thông tin tác chiến, thiết lập liên lạc định vị-thủy âm hiệu quả với tổ hợp ngư lôi.”
Varshavyanka là lớp tàu ngầm hiện đại, có khả năng phóng ngư lôi, tên lửa và thả thủy lôi. Tàu có lượng choán nước khi nổi là 2.300 tấn, tốc độ bơi dưới nước lên tới 21 hải lý/giờ, hoạt động liên tục độc lập 45 ngày. Hợp đồng sẽ được thực hiện đầy đủ vào năm 2016. Ngoài ra, Nga sẽ giúp Việt Nam xây dựng một căn cứ cho đội tàu ngầm.
Các đơn vị tuần duyên Việt Nam đã tiếp nhận 6 tàu tuần tra Svelyak từ Liên bang Nga.
Được trang bị hai khẩu pháo, với tốc độ chuyển động tối đa 30 hải lý/giờ, các tàu lớp Svelyak có thời gian hoạt động liên tục trên biển 10 ngày.
Hai tàu hộ vệ tên lửa lớp Molniya đã chứng tỏ những tính năng ưu việt và phía Việt Nam ký tiếp với Nga hợp đồng tổ chức sản xuất cấp phép 10 tàu mới tại địa bàn trong nước.
Hai tàu khu trục tên lửa Gepard do Nga cung cấp cũng được Hải quân Việt Nam đánh giá cao.
Phương tiện tác chiến này được thiết kế để đối phó với các mục tiêu trên mặt nước, dưới nước và trên không, phục vụ hộ tống vận tải và tuần tra.
Tàu Gepard có sử dụng công nghệ tàng hình tối tân, trang bị vũ khí gồm 4 khẩu pháo và các hệ thống tên lửa.
Trên boong khu trục hạm bố trí sàn đỗ cho trực thăng. Nga đang chuẩn bị giao tiếp cho Việt Nam hai tàu tên lửa loại này.
Hệ thống hỏa lực Bastion do Nga sản xuất đang trực chiến bảo vệ vùng duyên hải Việt Nam trước các mối đe dọa từ phía biển. Nga đã cung cấp cho đối tác Việt Nam hai tổ hợp Bastion. Dự trữ đạn dược của mỗi tổ hợp vũ khí bao gồm 36 tên lửa Yakhont. Đây là các tên lửa siêu âm tự dẫn chống tàu mang đầu đạn trọng lượng hơn 200 kg, có khả năng bắn trúng mục tiêu ở cự li 300 km.
Mỗi hệ thống Bastion có thể bảo vệ hơn 600 km bờ biển và kiểm soát vùng lãnh hải diện tích 200 km vuông. Giữa Nga và Việt Nam đang tiến hành đàm phán về việc cung cấp thêm một hệ thống Bastion nữa.
Điểm mới cũng liên quan tới căn cứ hải quân ở Cam Ranh, đã có thời là cứ điểm quân sự của Hoa Kỳ, rồi sau đó là nơi tạm trú của Hải quân Liên Xô và Nga. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thành lập bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ đất nước. Vì vậy, tại Cam Ranh Nga sẽ lập một trung tâm phục hồi và nghỉ dưỡng phục vụ quân nhân Bộ Quốc phòng. Trung tâm sẽ được hợp tác sử dụng cùng với phía Việt Nam.
Theo VOR
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét