Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Chạu đua vũ trang hải quân làm dậy sóng biển Châu Á

19/12/2012- (Jonathan Manthorpe, Postmedia News, Canada)- Một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á trong thập kỷ qua về vũ khí phục vụ cho hải chiến có nghĩa là bất kỳ tính toán sai lầm chính trị nào trong các vụ tranh chấp lãnh hải ở khu vực này có thể nhanh chóng dẫn đến chiến tranh.


Các quân khu Trung Quốc diễn tập đánh chiếm đảo

Cuộc chạy đua vũ trang này là một phản ứng của chính phủ các nước Viễn Đông và Đông Nam Á để đối phó các mục tiêu của Trung Quốc khi Bắc Kinh tìm cách để đảm bảo an ninh hàng hải riêng của mình và khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo tranh chấp bằng cách xây dựng một lực lượng hiện đại, hải quân nước xanh.

Cuộc đối đầu trên biển trong những tháng gần đây giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông cho đến nay chỉ liên quan đến giám sát hàng hải, bảo vệ nghề cá và các tàu bảo vệ bờ biển.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử tại Nhật Bản vào ngày Chủ nhật qua có thể tạo ra một chính phủ liên minh do Đảng Dân chủ Tự do, lãnh đạo bởi Shinzo Abe, một nhân vật diều hâu rất cứng rắn với các hành động khiêu khích của Trung Quốc có thể khiến tình hình thay đổi.

Abe cam kết sẽ cố gắng sửa đổi hiến pháp hòa bình của Nhật Bản để ra đời hiến pháp mới cho phép nước này tiến hành chiến tranh để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ, và đã tăng cường quân đội.

Nhật Bản đã có một lực lượng hải quân mạnh mẽ nhất ở châu Á, mặc dù Bắc Kinh đã đầu tư lớn cho hải quân Trung Quốc trong vài năm qua.

Abe đã đề xuất trong chiến dịch tranh cử ông sẽ triển khai quân đội và tàu chiến đến quần đảo Senkaku (gọi là Điếu Ngư trong tiếng Trung Quốc), quần đảo tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo.

Bắc Kinh thiết kế và xây dựng lực lượng hải quân hiện đại nhằm mục đích chủ yếu là xâm lược Đài Loan và bất kỳ vùng lãnh thổ nào mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong khu vực.

Cuối cùng, Bắc Kinh nhằm mục đích ngăn chặn hoặc đánh bại Quân đội Hoa Kỳ có thể được gửi đến để hỗ trợ các đồng minh của Washington trong khu vực.

Do đó đã xây dựng một hạm đội tàu ngầm lớn với 62 tàu tấn công, và 3 tàu mang tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng bắn tới Mỹ

Trung Quốc cũng đã có một kho tên lửa lớn có khả năng đánh chìm các hạm đội tàu sân bay, và một loạt hơn 75 tàu hộ tống và tàu khu trục được trang bị tên lửa.

Gần đây nhất, Bắc Kinh đã trình làng một tàu sân bay đang được sử dụng để đào tạo phi hành đoàn cho ít nhất 3 tàu sân bay mà Bắc Kinh đang có kế hoạch chế tạo.

Nhật Bản có hai tàu sân bay, 32 tàu khu trục các loại, và 16 tàu ngầm.

Mặc dù nhỏ hơn đáng kể so với hải quân Trung Quốc, nhưng Nhật sử dụng kỹ thuật tiên tiến hơn, và khả năng không chiến cũng được coi là mạnh hơn Trung Quốc.

Đặc biệt, các khách hàng mua vũ khí tiềm năng của Nhật Bản ở Đông Nam Á, có tranh chấp lãnh hải và tài nguyên ở Biển Đông với Trung Quốc, ủng hộ việc sửa đổi các điều khoản hoà bình trong hiến pháp của nước này.

Bộ trưởng Ngoại giao Phi-líp-pin Albert del Rosario gần đây đã nói với Thời báo tài chính London (Financial Times): "Chúng tôi rất hoan nghênh vì Chúng tôi đang tìm kiếm để cân bằng các yếu tố trong khu vực, và Nhật Bản có thể là một yếu tố cân bằng đáng kể."

Chính phủ Ma-ni-la của Tổng thống Benigno Aquino đã là một mục tiêu đặc biệt trong việc triển khai sức mạnh của Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông, cũng nằm trong khu kinh tế độc quyền của Philippines theo Công ước của Luật biển Quốc tế.

Manila cũng mua rất nhiều trang thiết bị hải quân mới bao gồm tàu ​​tuần tra, máy bay trực thăng, một tàu khu trục tân trang lại cùng với hai tàu tuần tra bờ biển của Hoa Kỳ. Nước này cũng mua máy bay đa năng do Đoài Loan sản xuất và đã đặt hàng các tàu khu trục và máy bay tấn công chống tàu của Ý.

Các mục tiêu chính khác cho sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông là Việt Nam. Những ngày cuối tuần vừa qua, có các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội sau khi Bắc Kinh đe dọa đáp trả nếu tàu thăm dò dầu khí Việt Nam không chấm dứt khảo sát các nguồn tài nguyên ở biển Đông.

Việt Nam (*), đã có một trận hải chiến đẫm máu với Trung Quốc vào năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa, đã bắt tay vào một chương trình hiện đại hóa hải quân.

Hà Nội mua sáu tàu ngầm được trang bị tên lửa chống tàu, khoảng 20 máy bay chiến đấu được thiết kế cho hải chiến và hai tàu khu trục tàng hình lớp Gepard của Nga.

Việt Nam cũng mua tàu hộ tống từ Hà Lan và có được một hệ thống đầy đủ các tên lửa đạn đạo chống tàu ven biển (nguyên văn: a full kit of coastal anti-ship ballistic missiles) cũng như các loại vũ khí khác từ Israel.

Đồng thời, Hà Nội đang khuyến khích Mỹ và các nước lớn khác trong khu vực có lực lượng hải quân mạnh thường xuyên đến thăm các cảng của Việt Nam và tham gia vào các cuộc diễn tập hải quân chung.

Trong số các nước Đông Nam Á khác, tàu ngầm là phương tiện ưa thích dùng để chống lại hải quân Trung Quốc.

In-đô-nê-xi-a là nước đầu tiên có tàu ngầm. Xin-ga-po đang nâng cấp hạm đội tàu ngầm của mình với việc bổ sung hai chiếc lớp Archer mua từ Thụy Điển, và Malaysia đã mua hai tàu lớp Scorpene của Pháp. Thái Lan và Philippines đang có kế hoạch tương tự.

Các tuyến đường biển của Châu Á, theo một báo cáo gần đây của Viện Lowly Institute for International Policy của Úc, đang ngày càng trở nên "đông đúc, tranh cãi, dễ bị tổn thương để dẫn đến xung đột vũ trang."

Copyright (c) The Edmonton Journal

(*): Việt Nam Cộng Hòa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét