Cuối tháng 11/2012, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus thăm Trung Quốc, lên tham quan tàu bệnh viện Hòa Bình Phương Châu và tàu hộ vệ tên lửa Từ Châu - Hải quân Trung Quốc
Ngày 12/12, tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản đăng bài viết “Cục diện Mỹ lãnh đạo thế giới năm 2030 sẽ kết thúc” cho rằng, báo cáo ngày 10/12 của Ủy ban tình báo quốc gia Mỹ đã nhận định về tình hình thế giới trong 15-20 năm tới, dự đoán, thực lực kinh tế và quân sự của Mỹ sẽ giảm xuống một cách tương đối, trong bối cảnh Trung Quốc và Ấn Độ trỗi dậy, Mỹ có thể phát huy vai trò ảnh hưởng thế nào sẽ chi phối trật tự thế giới năm 2030.
20 năm tới sẽ là thời kỳ quá độ từ “một siêu cường (Mỹ) thống trị thế giới” sang “thời đại đa cực hóa”. Báo cáo bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về việc sức mạnh quốc gia của Mỹ suy yếu sẽ làm cho thế giới rơi vào sự bất ổn nghiêm trọng hơn.
Báo cáo còn phân tích cho rằng, trong 15-20 năm tới, châu Á-Thái Bình Dương có thể xảy ra một sự việc - đó là một nước trỗi dậy về sức mạnh sẽ thay thế Mỹ và lãnh đạo xây dựng trật tự quốc tế mới. Các nước mới nổi như Trung Quốc tuy hoàn toàn không ưa gì trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo, nhưng cũng được lợi rất lớn từ đó, dự kiến họ sẽ ưu tiên xem xét duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị.
Vì vậy, báo cáo chỉ ra, Mỹ rất có thể sẽ nhận được yêu cầu của các nước khác, tiếp tục can thiệp vào các cuộc xung đột và các vấn đề mang tính toàn cầu, nhưng thái độ hoàn toàn không dễ đoán.
Một khi các nước châu Á xảy ra cuộc xung đột dữ dội do các vấn đề như biển Đông, rất nhiều nước sẽ hy vọng Mỹ làm người “duy trì ổn định”, thậm chí đến Trung Quốc cũng có nhu cầu này. Vào năm 2030 xét tới sự thống nhất của bán đảo Triều Tiên, sự đối lập giữa Mỹ-Trung trong vấn đề Đài Loan, có thể còn cần có Mỹ “tiếp tục duy trì sự can thiệp ở cấp độ cao”.
Cũng trong ngày 12/12, tờ “Nezavisimaya Gazeta” Nga đã đăng bài viết “Trung Quốc không thể trở thành siêu cường” của tác giả Vladimir Skosyrev. Bài viết cho rằng, năm 2030, Trung Quốc có tiềm lực vươn lên thành nền kinh tế ở top đầu thế giới, nhưng danh hiệu “siêu cường” là điều mà Bắc Kinh không thể với tới. Bản báo cáo mang tên “Xu thế toàn cầu năm 2030” mới được công khai trước khi nhiệm kỳ 2 của ông Obama ra mắt, đã vẽ lên sự thay đổi to lớn sắp xảy ra trên thế giới.
Mặc dù Mỹ thụt lùi so với Trung Quốc là một việc khó nói trước, nhưng vai trò lãnh đạo thế giới của Washington vẫn có thể được bảo toàn, một trong những nguyên nhân chính là họ có thể tự cung cấp năng lượng. Báo cáo này chỉ ra, “quốc gia bá quyền sẽ không thể tái hiện, thế giới sẽ ngày càng có xu hướng đa cực hóa, thực lực sẽ chuyển dịch sang hệ thống mạng và liên minh”.
Đọc được báo cáo này có người vui có người lo, “trong lịch sử lần đầu tiên xuất hiện cục diện dưới đây, đó là đa số người sẽ không còn chịu cảnh nghèo đói, tầng lớp trung lưu trở thành lực lượng chính của xã hội hầu hết các nước”. Một mối nguy hiểm lớn khác là mâu thuẫn giữa những nước sở hữu hạt nhân, như Ấn Độ và Pakistan. Phải hòa giải những nguy cơ tương tự, Washington và Bắc Kinh phải xây dựng “quan hệ đối tác chính trị”.
Ấn Độ là quốc gia hạt nhân hiện đang đẩy mạnh phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa có khả năng lắp nhiều đầu đạn hạt nhân.
Yakov Berger, chuyên gia Viện nghiên cứu Viễn Đông, Viện khoa học Nga cho rằng, bản báo cáo này “đã đưa ra đánh giá bảo thủ nhất đối với triển vọng đấu đá Mỹ-Trung”, một số chuyên gia khác cho rằng, thời gian Trung Quốc giằng co với Mỹ về tổng sản lượng kinh tế sẽ đến vào khoảng năm 2018 hoặc năm 2020.
Bởi vì, GDP hiện nay của Trung Quốc bằng một nửa của Mỹ, nếu như mấy năm tới vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 7-8%, và nền kinh tế Mỹ vẫn thiếu sức sống như cũ, thì đây là một khả năng.
Tuy nhiên, tiền đề của vấn đề này là sự phát triển kinh tế của Trung Quốc và toàn cầu luôn “thuận buồm xuôi gió”, không bị suy sụp, đồng thời cũng không có sự đột phá công nghệ quan trọng nào tương tự cuộc cách mạng khai thác khí nham thạch của Mỹ. Bởi vì, bất kỳ nhân tố nào nói trên đều có thể khiến cho Bắc Kinh nỗ lực theo đuổi ưu thế của Washington trở thành con số không.
Còn việc Trung Quốc và Mỹ có thể xây dựng được mối quan hệ đối tác là một điều không hề đơn giản. Trung Quốc và Mỹ lệ thuộc lẫn nhau, bất kể là về kinh tế hay nhân văn. Các doanh nhân Mỹ tích cực làm ăn ở Trung Quốc, trong khi đó Trung Quốc cũng đầu tư rất nhiều ở Mỹ. Con cháu của các quan chức Trung Quốc rất thích du học ở Mỹ.
Đại hội 18 Đảng Cộng sản tái khẳng định nguyên tắc chủ quyền, tức là kiên quyết bảo vệ cái gọi là "lợi ích cốt lõi", chủ trương xây dựng "cường quốc biển". Mọi động thái của Trung Quốc đều tập trung vào kiểm soát, chiếm hữu các vùng biển xung quanh, gây lo ngại cho các nước láng giềng. Họ mạnh bạo tiến hành các hoạt động trên biển Hoa Đông, biển Đông bất chấp sự phản đối của các nước.
Berger chỉ ra: “Đồng thời, mâu thuẫn giữa hai nước cũng ngày càng tăng lên. Mỹ không chịu lùi lại phía sau Trung Quốc, Trung Quốc lại hy vọng bỏ Mỹ ở lại phía sau.
Con đường của Bắc Kinh là, vừa không thể nhượng bộ đối với Washington, để Washington đụng đến lợi ích của Trung Quốc, vừa không thể để quan hệ song phương bị tan vỡ”.
Bản báo cáo này thừa nhận quan hệ Trung-Mỹ tồn tại mâu thuẫn, tranh chấp biển đảo ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các cuộc chiến tranh mới.
Mặc dù các khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông, Nam Á và Bắc Phi tồn tại khả năng bùng phát các cuộc xung đột vũ trang, nhưng vị thế trong nền kinh tế thế giới của các nước như Brazil, Colombia, Ấn Độ, Indonesia, Nigeria, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ từng bước tăng lên. Do vấn đề lão hóa dân số ngày càng nổi lên, Nga, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ “suy thoái từ từ” trong 20 năm tới.
Ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa có chuyến thăm gây chú ý tới "Chiến khu Quảng Châu" và Hạm đội Nam Hải.
Nguồn: Báo Giáo Dục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét