18/12/2012- Bài viết này được đăng trên trang mạng tiếng Hoa của Đài BBC, ký tên là “Bình luận viên độc lập Việt Nam”, Nhu Dang và Bach Nguyet.
Chúng tôi đã cố gắng tìm nguyên bản tiếng Việt của các tác giả trên mạng, nhưng chỉ tìm được bản dịch tiếng Việt theo chương trình dịch tự động của Google, đọc rất khó hiểu.
Nhận thấy bài viết có ý tưởng rất đáng chú ý, chúng tôi dịch lại sang tiếng Việt để các bạn đọc trong cộng đồng Việt tham khảoBauxite Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm đến đại sứ quán Trung Quốc về việc tàu cá Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam.
Ngày 30-11-2012, phần chủ quyền lãnh thổ đường biển phía Nam Trung Quốc đã tồn tại tranh cãi từ lâu lại xuất hiện thêm một sự việc mới. Trong ngày, hai tàu cá Trung Quốc đang tác nghiệp tại 108.02 độ kinh đông, 17.26 độ vĩ bắc đã cắt đứt dây cáp địa chấn của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam.
Vùng biển xảy ra sự cố nằm ngoài cửa vịnh Đông Kinh (trước gọi vịnh Bắc Bộ), cách bờ biển đất liền Việt Nam 54 hải lý, cách đảo Hải Nam Trung Quốc 75 hải lý và cách quần đảo Paracel (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa) khoảng 210 hải lý.
Chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm đến đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để kháng nghị sự việc nói trên.
Bộ ngoại giao Trung Quốc giải thích rằng vùng biển xảy ra sự cố vẫn chưa hoàn tất việc vạch định ranh giới, hai bên đang trong quá trình đàm phán, sự cố xảy ra trong “khu vực trùng lặp” giữa hai bên, đồng thời yêu cầu phía Việt Nam dừng ngay mọi hoạt động “thăm dò dầu khí đơn phương” và chấm dứt “quấy nhiễu” các tàu cá Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết hiệp định Phân định vịnh Bắc Bộ năm 2000, nhưng hai nước vẫn đang trong quá trình đàm phán phân định khu vực ngoài cửa vịnh này.
Trên bản đồ, ký hiệu “X” là điểm đánh dấu vùng biển xảy ra sự cố, đường màu đỏ là đường trung tuyến.
Nếu theo luật pháp quốc tế và tập quán quốc tế thì đường trung tuyến sẽ là đường ranh giới được vạch định chính thức trong tương lai. Cho dù là vì cần thiết phải có những hạng mục cụ thể để đơn giản hóa trình tự, nhưng đường ranh giới cách đều đảo Hải Nam Trung Quốc và bờ biển Việt Nam cũng vẫn sẽ là đường biên giới khu vực có khả năng được tòa án quốc tế công nhận nhất.
Tất nhiên, điều không thể tránh là hai phía Việt – Trung đều sẽ chủ trương đưa ra “đường trung tuyến” vạch đinh riêng. Phía Việt Nam mong muốn đường trung tuyến có thể ở giữa đảo Cồn Cỏ và đảo Hải Nam, phía Trung Quốc cũng hy vọng đường trung tuyến nằm ở giữa đảo Hải Nam và đường bờ biển đất liền của Việt Nam.
Theo cách phân định ranh giới mà phía ViệtNammong muốn thì vùng biển xảy ra sự cố sẽ nằm ở vị trí cách đường trung tuyến lệch về phía ViệtNam13.5 hải lý.
Còn theo kết quả của phía Trung Quốc, không tính nhân tố đảo Cồn Cỏ của Việt Nam thì địa điểm xảy ra sự cố lần này vẫn nằm trong vùng biển vượt qua đường trung tuyến Việt Nam khoảng 10.5 hải lý.
Một phương án giải quyết mang tính hợp lý hơn là tạo ra một đường trung tuyến mới ở giữa hai đường trung tuyến mà hai bên kiên trì theo chủ trương của mình. Thật ra đây cũng là cách giải quyết tranh chấp được lựa chọn cuối cùng trong quá trình đám phám việc phân định khu vực vịnh Bắc Bộ.
Theo phương án giải quyết này thì đường trung tuyến được thỏa hiệp sẽ cách bờ biển đất liền Việt Nam 66 hải lý, cách đảo Cồn Cỏ 55 hải lý và cách đảo Hải Nam 63 hải lý.
Thế nhưng dù dựa theo phương án thỏa hiệp này thì vị trí cắt cáp vẫn nằm trong vùng biển Việt Nam 10 hải lý.
Như vậy, nếu phía Trung Quốc nhận xét vùng biển xảy ra sự cố vẫn nằm trong “khu vực trùng lặp” chủ quyền của hai bên thì đường biên giới biển mà Trung Quốc chủ trương cũng nhiều hơn ít nhất 10 hải lý so với đường biên giới phía Việt Nam đưa ra.
Mấu chốt tranh chấp giữa ViệtNam– Trung Quốc.
Phía Trung Quốc đến nay vẫn chưa đưa ra căn cứ lý luận phương pháp phân định ranh giới chính thức này. Nhưng chí ít về mặt pháp lý rất khó để lý giải tại sao vị trí cách bờ biển đất liền Việt Nam 54 hải lý và cách đảo Hải Nam Trung Quốc 75 hải lý lại thuộc về Trung Quốc.
Cách giải thích thứ nhất: đây có thể là một thủ đoạn đàm phán phía Trung Quốc, đầu tiên đẩy đường khởi điểm đàm phám xa khỏi phía Việt Nam, sau đó sẽ cật lực giành kết quả có lợi hơn cho mình trong phương án thỏa hiệp cuối cùng.
Khả năng thứ hai là Trung Quốc không chấp nhận tập quán luật pháp quốc tế dùng đường trung tuyến vạch định biên giới, mà tiếp tục dựa theo “đường lưỡi bò” do Trung Quốc vẽ, gọi vùng biển nói trên “từ xưa đến này đều là vùng biển Trung Quốc”, đồng thời hi vọng chủ trương này được thông qua và làm đường cơ sở phân định vạch mốc.
Khả năng thứ ba là phía Trung Quốc thực chất không muốn phân định ranh giới trong khu vực tranh chấp, mà hi vọng “gác bỏ tranh chấp, cùng nhau khai thác”. Đây là phương án giải quyết đầu tiên được đưa ra để giải quyết tranh chấp ở vùng biển phía đông Trung Quốc khi phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình còn tại nhiệm năm 1978, sau đó lại được chính phủ Trung Quốc áp dụng cho tranh chấp ở biển Nam Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc có ý đồ dùng ba cách nói trên để đàm phán với Việt Nam thì phía Việt Nam rất khó để chấp nhận bất cứ phương pháp nào, vì Việt Nam mong muốn vạch định đường biên giới biển hai bên theo phương pháp đường trung tuyến cách đều.
Vì thực lực hai bên tồn tại một chênh lệch lớn, Việt Nam là nước yếu hơn nên hi vọng có thể phân định biên giới rõ ràng, như vậy có thể bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn; Việt Nam cho rằng việc “cùng nhau khai thác” chỉ có thể là phương án giải quyết tạm thời, hoặc tiến hành trên cơ sở đã hoàn thành việc chia ranh giới, nhưng không thể thay thế ranh giới.
Do thực lực hai bên không tương xứng, cho nên, nếu Trung Quốc kiên trì một hoặc nhiều lập trường đàm phán nói trên thì Việt Nam sẽ đối phó như thế nào, sự việc này đáng để theo dõi.
Vũ Cao Đàm dịch từ BBC Tiếng Hoa: http://www.bbc.co.uk/zhongwen/simp/chinese_analysis/2012/12/121209_china_vietnam_tonkin.shtml
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét